Học trực tuyến

Chiếc thuyền ngoài xa

  •   Xem: 1658
  •   Thảo luận: 0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

TÊN BÀI DẠY: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – NGUYỄN MINH CHÂU
Môn học: Ngữ văn; lớp: 12, ban cơ bản
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật.
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện, kết cấu độc đáo, khắc hoạ nhân vật của cây bút viết truyện ngắn bản lĩnh và tài hoa.
2. Năng lực:
- Tăng cường kỹ năng đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Bồi dưỡng năng lực nêu ý kiến, nhận xét, đánh giá với hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn.
3. Thái độ:
- Ý thức đúng đắn mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa các mặt trong cuộc sống.
- Tự khám phá cho mình cách nhìn nhận cuộc sống khách quan, đúng đắn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1 . Thiết bị dạy và học:
- Hệ thống web, google meeting…
- Giáo viên: máy tính, điện thoại.
- Học sinh: Điện thoại, máy tính.
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Âm thanh nguồn youtobe.com.
- Hình ảnh nguồn google.com.
- Phần mềm Ispring suite 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC E – LEARING
  1. Hoạt động 1: khởi động.
 
Hoạt động của giáo viên và
học sinh
Dự kiến sản phẩm
a. Mục tiêu: Học sinh hình thành những hứng khởi tìm hiểu bài.
b. Nội dung: Học sinh xem tranh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: Em nhìn thấy điều gì trong bức tranh trên?
Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu - Sách Giải
- HS trả lời: có thể các em nhìn thấy trong bức tranh trên là khung cảnh bình minh trên biển ; có thể là khung cảnh hoàng hôn trên biển, cảnh đánh cá của người dân chài trên biển…
- GV không kết luận đúng/sai về các bình luận, phán đoán của HS mà chỉ nêu vấn đề: Đứng trước một bức ảnh, mỗi người có thể đưa ra những ý kiến, phán đoán khác nhau. Tuy nhiên, để có thể đưa ra những nhận định đúng, cần học cách nhìn cuộc sống một cách hợp lí. Bài học Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu sẽ góp phần giúp ta giải mã thông điệp ẩn sau bức ảnh và cách nhìn cuộc sống mà mỗi người cần có.
Xem tương tác với bài giảng E – Learning.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, ghi chép.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/ thực thi nhiệm vụ đặt ra từ hoạt động.
Hoạt động của giáo viên và
học sinh
Dự kiến sản phẩm
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được những kiến thức chung về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: Học sinh xem tranh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: HS quan sát phần Tiểu dẫn  SGK và nêu những hiểu biết cơ bản về tác giả Nguyễn Minh Châu.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK và phát biểu, mở rộng kiến thức bên ngoài thông qua việc chuẩn bị bài ở nhà.
- Báo cáo sản phẩm:
+ HS thực hiện ở nhà.
+ Lắng nghe, ghi chép.
+ Làm bài tập củng cố
- Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại qua trình chiếu các slide.

 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989)
- Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông “thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).
- Nếu trước 1975, Nguyễn Minh Châu là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn (Cửa sông – 1967; Những vùng trời khác nhau – 1970…); từ đầu thập kỉ 80 đến khi mất, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh (Chiếc thuyền ngoài xa – 1987; Cỏ lau – 1989).
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa hoàn thành tháng 8/1983, in trong tập truyện cùng tên.
- Chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời.
b. Tóm tắt:
- Câu chuyện về một chuyến đi “săn ảnh” của phóng viên nhiếp ảnh Phùng ở một vùng ven biển miền Trung
- Câu chuyện ở tòa án huyện về những cảnh ngộ ngang trái của một gia đình ngư dân ở vùng biển qua lời người đàn bà hàng chài.
- Câu chuyện tấm ảnh được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy.
 
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Hiểu và cảm nhận đặc sắc nghệ thuật và nội dung.
b. Nội dung: Học sinh xem tranh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời bài tập của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
* Hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống thứ nhất: tình huống nghịch lí ở bãi biển giữa “cảnh đắt trời cho” và cảnh bạo hành tàn bạo.
- GV yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu bài tập:
 
Tiêu chí Phát hiện thứ nhất
(Phát hiện ngoài bãi biển)
Phát hiện thứ hai
(Phát hiện về cảnh bạo hành tàn bạo)
Chi tiết    
Cảm xúc/ hành động    
Ý nghĩa  
- GV giao bài tập củng cố.




















































* Hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống thứ hai: Tình huống nghịch lí ở toà án huyện giữa thiện chí của Đẩu, Phùng và sự chối từ của người đàn bà.
- GV yêu cầu HS hoàn thiện phiếu học tập.
Chánh án Đẩu và Phùng Người đàn bà hàng chài
Sẵn sàng ủng hộ người đàn bà bỏ chồng Kiên quyết từ chối
Ngạc nhiên, không hiểu Van lạy
Hiểu ra sự thật cuộc sống Giải thích nguyên nhân

Ý nghĩa tình huống:
- Nhận thức về cuộc đời đa sự, đan xen nhiều nghịch lí. Vì vậy con người cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
- Người nghệ sĩ cần phải đặt cái tâm của mình vào cuộc đời mới có thể khám phá ra những sự thật và vẻ đẹp khuất lấp của cuộc sống.
- HS làm bài tập củng cố.

* Hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống thứ ba: Tình huống nghịch lí trên bức ảnh trong bộ lịch giữa màu hồng hồng của ánh sương mai và hình ảnh lam lũ, khắc khổ của người đàn bà.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống.
Ý nghĩa:
- Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống, phải luôn gắn với cuộc đời và phải vì cuộc đời. Người nghệ sĩ phải có tình yêu sâu nặng với con người, phải dũng cảm nhìn vào hiện thức, nhìn vào số phận con người bằng cái nhìn đa diện.
- GV giao bài tập củng cố.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tình huống nghịch lí ở bãi biển giữa cảnh “đắt trời cho” và cảnh bạo hành tàn bạo.
Tiêu chí Phát hiện thứ nhất
(Phát hiện ngoài bãi biển)
Phát hiện thứ hai
(Phát hiện về cảnh bạo hành tàn bạo)
Chi tiết - Một cảnh đắt trời cho.
- Một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ.
- Mũi thuyền in một nét mờ hồ loè nhoè….
- Một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích.
- Cảnh tượng phi thẩm mĩ:
+ Người đàn bà vùng biển với đường nét thô kệch, khuôn mặt mệt mỏi…
+ Người đàn ông “mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ…”
- Cảnh tượng phi nhân tính:
+ Một gã đàn ông dữ dằn, độc ác “quật tới tấp vào lưng người đàn bà, vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két…, nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn…”
+ Một người đàn bà “cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”
+ Một đứa con yêu mẹ đến mức định giết cả người bố vũ phu “cung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng …”
Cảm xúc/ hành động - Bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào.
- Khám phá thấy chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảng khắc trong ngần của tâm hồn.
- Kinh ngạc.
- Trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồn ra mà nhìn.
- Vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới…
Ý nghĩa - Chân lý nghệ thuật nhiều khi không phải là chân lý của cuộc đời.
- Giữa nghệ thuật và cuộc đời, đôi khi vẫn tồn tại những khoảng cách rất xa.
- Cái đẹp bề ngoài có khi lại che lấp cái xấu bên trong. Vì vậy, con người, đặc biệt là người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều khám phá phát hiện bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
 
2. Tình huống nghịch lí ở toà án huyện giữa thiện chí của Đẩu, Phùng và sự chối từ của người đàn bà:
Chánh án Đẩu và Phùng Người đàn bà hàng chài
Sẵn sàng ủng hộ người đàn bà bỏ chồng Kiên quyết từ chối
Ngạc nhiên, không hiểu Van lạy
Hiểu ra sự thật cuộc sống Giải thích nguyên nhân
Ý nghĩa tình huống:
- Nhận thức về cuộc đời đa sự, đan xen nhiều nghịch lí. Vì vậy con người cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
- Người nghệ sĩ cần phải đặt cái tâm của mình vào cuộc đời mới có thể khám phá ra những sự thật và vẻ đẹp khuất lấp của cuộc sống.







3. Tình huống nghịch lí trên bức ảnh trong bộ kịch giữa màu hồng hồng của ánh sương mai và hình ảnh lam lũ, khắc khổ của người đàn bà.
- Yêu cầu của trưởng phòng là bức ảnh hoàn toàn tĩnh vật. Người nghệ sĩ sau nhiều ngày phục kích đã chụp được một cảnh đắt trời cho, một tấm ảnh sau này vẫn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật.
Nghệ thuật vị nghệ thuật.
- Nghệ sĩ Phùng: “tuy là ảnh đen trắng” lại thấy “cái màu hồng hồng của ánh sương mai”. Đó là chất thơ của cuộc sống, vẻ đẹp lãng mạn của nghệ thuật. Nhưng “nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh… bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hoà lẫn trong đám đông…” chính là hiện thực lầm than, cơ cực. Đó là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh.
Từ trong sâu thẳm anh đã từ bỏ thứ nghệ thuật vị nghệ thuật để đến với cuộc đời. Nghệ thuật vị nhân sinh.
Ý nghĩa:
- Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống, phải luôn gắn với cuộc đời và phải vì cuộc đời. Người nghệ sĩ phải có tình yêu sâu nặng với con người, phải dũng cảm nhìn vào hiện thức, nhìn vào số phận con người bằng cái nhìn đa diện.
* Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Tổng kết lại những nét đặc sắc nghệ thuật và nội dung tác phẩm.
b. Nội dung: Học sinh xem slide khắc sâu kiến thức.
c. Sản phẩm: Sự ghi nhớ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổng kết những nét đặc sắc nghệ thuật và nội dung tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu.
 
III. TỔNG KẾT:
1.Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện, tình huống truyện độc đáo.
- Khắc hoạ nhân vật.
- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo.
2. Nội dung:
- Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
 
3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học.
b. Nội dung: Hệ thống câu hỏi.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao bài tập về nhà.
1. Em hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài theo gợi ý trong phiếu sau:
Người đàn bà hàng chài
Biểu hiện Cách khắc hoạ (qua quan sát của người kể, lời thoại) Ý nghĩa
Ngoại hình    
Lời nói    
Hành động    
Suy nghĩ    
2. Mỗi HS chọn một trong cách hoạt động sau:
(1) Chụp một cảnh bình minh hoặc hoàng hôn hoặc một khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống và chia sẻ với mọi người cảm nhận của mình về vẻ đẹp của nó.
(2) Đặt mình vào vai của Phác để viết một bức thư cho một trong những người sau: bố, mẹ, chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng.
 
- Xem tương tác với bài giảng E – learning.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, ghi chép.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

TÊN BÀI DẠY: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – NGUYỄN MINH CHÂU
Môn học: Ngữ văn; lớp: 12, ban cơ bản
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật.
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện, kết cấu độc đáo, khắc hoạ nhân vật của cây bút viết truyện ngắn bản lĩnh và tài hoa.
2. Năng lực:
- Tăng cường kỹ năng đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Bồi dưỡng năng lực nêu ý kiến, nhận xét, đánh giá với hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn.
3. Thái độ:
- Ý thức đúng đắn mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa các mặt trong cuộc sống.
- Tự khám phá cho mình cách nhìn nhận cuộc sống khách quan, đúng đắn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1 . Thiết bị dạy và học:
- Hệ thống web, google meeting…
- Giáo viên: máy tính, điện thoại.
- Học sinh: Điện thoại, máy tính.
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Âm thanh nguồn youtobe.com.
- Hình ảnh nguồn google.com.
- Phần mềm Ispring suite 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC E – LEARING
  1. Hoạt động 1: khởi động.
 
Hoạt động của giáo viên và
học sinh
Dự kiến sản phẩm
a. Mục tiêu: Học sinh hình thành những hứng khởi tìm hiểu bài.
b. Nội dung: Học sinh xem tranh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: Em nhìn thấy điều gì trong bức tranh trên?
Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu - Sách Giải
- HS trả lời: có thể các em nhìn thấy trong bức tranh trên là khung cảnh bình minh trên biển ; có thể là khung cảnh hoàng hôn trên biển, cảnh đánh cá của người dân chài trên biển…
- GV không kết luận đúng/sai về các bình luận, phán đoán của HS mà chỉ nêu vấn đề: Đứng trước một bức ảnh, mỗi người có thể đưa ra những ý kiến, phán đoán khác nhau. Tuy nhiên, để có thể đưa ra những nhận định đúng, cần học cách nhìn cuộc sống một cách hợp lí. Bài học Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu sẽ góp phần giúp ta giải mã thông điệp ẩn sau bức ảnh và cách nhìn cuộc sống mà mỗi người cần có.
Xem tương tác với bài giảng E – Learning.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, ghi chép.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/ thực thi nhiệm vụ đặt ra từ hoạt động.
Hoạt động của giáo viên và
học sinh
Dự kiến sản phẩm
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được những kiến thức chung về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: Học sinh xem tranh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: HS quan sát phần Tiểu dẫn  SGK và nêu những hiểu biết cơ bản về tác giả Nguyễn Minh Châu.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK và phát biểu, mở rộng kiến thức bên ngoài thông qua việc chuẩn bị bài ở nhà.
- Báo cáo sản phẩm:
+ HS thực hiện ở nhà.
+ Lắng nghe, ghi chép.
+ Làm bài tập củng cố
- Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại qua trình chiếu các slide.

 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989)
- Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông “thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).
- Nếu trước 1975, Nguyễn Minh Châu là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn (Cửa sông – 1967; Những vùng trời khác nhau – 1970…); từ đầu thập kỉ 80 đến khi mất, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh (Chiếc thuyền ngoài xa – 1987; Cỏ lau – 1989).
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa hoàn thành tháng 8/1983, in trong tập truyện cùng tên.
- Chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời.
b. Tóm tắt:
- Câu chuyện về một chuyến đi “săn ảnh” của phóng viên nhiếp ảnh Phùng ở một vùng ven biển miền Trung
- Câu chuyện ở tòa án huyện về những cảnh ngộ ngang trái của một gia đình ngư dân ở vùng biển qua lời người đàn bà hàng chài.
- Câu chuyện tấm ảnh được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy.
 
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Hiểu và cảm nhận đặc sắc nghệ thuật và nội dung.
b. Nội dung: Học sinh xem tranh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời bài tập của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
* Hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống thứ nhất: tình huống nghịch lí ở bãi biển giữa “cảnh đắt trời cho” và cảnh bạo hành tàn bạo.
- GV yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu bài tập:
 
Tiêu chí Phát hiện thứ nhất
(Phát hiện ngoài bãi biển)
Phát hiện thứ hai
(Phát hiện về cảnh bạo hành tàn bạo)
Chi tiết    
Cảm xúc/ hành động    
Ý nghĩa  
- GV giao bài tập củng cố.




















































* Hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống thứ hai: Tình huống nghịch lí ở toà án huyện giữa thiện chí của Đẩu, Phùng và sự chối từ của người đàn bà.
- GV yêu cầu HS hoàn thiện phiếu học tập.
Chánh án Đẩu và Phùng Người đàn bà hàng chài
Sẵn sàng ủng hộ người đàn bà bỏ chồng Kiên quyết từ chối
Ngạc nhiên, không hiểu Van lạy
Hiểu ra sự thật cuộc sống Giải thích nguyên nhân

Ý nghĩa tình huống:
- Nhận thức về cuộc đời đa sự, đan xen nhiều nghịch lí. Vì vậy con người cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
- Người nghệ sĩ cần phải đặt cái tâm của mình vào cuộc đời mới có thể khám phá ra những sự thật và vẻ đẹp khuất lấp của cuộc sống.
- HS làm bài tập củng cố.

* Hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống thứ ba: Tình huống nghịch lí trên bức ảnh trong bộ lịch giữa màu hồng hồng của ánh sương mai và hình ảnh lam lũ, khắc khổ của người đàn bà.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống.
Ý nghĩa:
- Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống, phải luôn gắn với cuộc đời và phải vì cuộc đời. Người nghệ sĩ phải có tình yêu sâu nặng với con người, phải dũng cảm nhìn vào hiện thức, nhìn vào số phận con người bằng cái nhìn đa diện.
- GV giao bài tập củng cố.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tình huống nghịch lí ở bãi biển giữa cảnh “đắt trời cho” và cảnh bạo hành tàn bạo.
Tiêu chí Phát hiện thứ nhất
(Phát hiện ngoài bãi biển)
Phát hiện thứ hai
(Phát hiện về cảnh bạo hành tàn bạo)
Chi tiết - Một cảnh đắt trời cho.
- Một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ.
- Mũi thuyền in một nét mờ hồ loè nhoè….
- Một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích.
- Cảnh tượng phi thẩm mĩ:
+ Người đàn bà vùng biển với đường nét thô kệch, khuôn mặt mệt mỏi…
+ Người đàn ông “mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ…”
- Cảnh tượng phi nhân tính:
+ Một gã đàn ông dữ dằn, độc ác “quật tới tấp vào lưng người đàn bà, vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két…, nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn…”
+ Một người đàn bà “cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”
+ Một đứa con yêu mẹ đến mức định giết cả người bố vũ phu “cung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng …”
Cảm xúc/ hành động - Bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào.
- Khám phá thấy chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảng khắc trong ngần của tâm hồn.
- Kinh ngạc.
- Trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồn ra mà nhìn.
- Vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới…
Ý nghĩa - Chân lý nghệ thuật nhiều khi không phải là chân lý của cuộc đời.
- Giữa nghệ thuật và cuộc đời, đôi khi vẫn tồn tại những khoảng cách rất xa.
- Cái đẹp bề ngoài có khi lại che lấp cái xấu bên trong. Vì vậy, con người, đặc biệt là người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều khám phá phát hiện bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
 
2. Tình huống nghịch lí ở toà án huyện giữa thiện chí của Đẩu, Phùng và sự chối từ của người đàn bà:
Chánh án Đẩu và Phùng Người đàn bà hàng chài
Sẵn sàng ủng hộ người đàn bà bỏ chồng Kiên quyết từ chối
Ngạc nhiên, không hiểu Van lạy
Hiểu ra sự thật cuộc sống Giải thích nguyên nhân
Ý nghĩa tình huống:
- Nhận thức về cuộc đời đa sự, đan xen nhiều nghịch lí. Vì vậy con người cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
- Người nghệ sĩ cần phải đặt cái tâm của mình vào cuộc đời mới có thể khám phá ra những sự thật và vẻ đẹp khuất lấp của cuộc sống.







3. Tình huống nghịch lí trên bức ảnh trong bộ kịch giữa màu hồng hồng của ánh sương mai và hình ảnh lam lũ, khắc khổ của người đàn bà.
- Yêu cầu của trưởng phòng là bức ảnh hoàn toàn tĩnh vật. Người nghệ sĩ sau nhiều ngày phục kích đã chụp được một cảnh đắt trời cho, một tấm ảnh sau này vẫn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật.
Nghệ thuật vị nghệ thuật.
- Nghệ sĩ Phùng: “tuy là ảnh đen trắng” lại thấy “cái màu hồng hồng của ánh sương mai”. Đó là chất thơ của cuộc sống, vẻ đẹp lãng mạn của nghệ thuật. Nhưng “nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh… bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hoà lẫn trong đám đông…” chính là hiện thực lầm than, cơ cực. Đó là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh.
Từ trong sâu thẳm anh đã từ bỏ thứ nghệ thuật vị nghệ thuật để đến với cuộc đời. Nghệ thuật vị nhân sinh.
Ý nghĩa:
- Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống, phải luôn gắn với cuộc đời và phải vì cuộc đời. Người nghệ sĩ phải có tình yêu sâu nặng với con người, phải dũng cảm nhìn vào hiện thức, nhìn vào số phận con người bằng cái nhìn đa diện.
* Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Tổng kết lại những nét đặc sắc nghệ thuật và nội dung tác phẩm.
b. Nội dung: Học sinh xem slide khắc sâu kiến thức.
c. Sản phẩm: Sự ghi nhớ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổng kết những nét đặc sắc nghệ thuật và nội dung tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu.
 
III. TỔNG KẾT:
1.Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện, tình huống truyện độc đáo.
- Khắc hoạ nhân vật.
- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo.
2. Nội dung:
- Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
 
3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học.
b. Nội dung: Hệ thống câu hỏi.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao bài tập về nhà.
1. Em hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài theo gợi ý trong phiếu sau:
Người đàn bà hàng chài
Biểu hiện Cách khắc hoạ (qua quan sát của người kể, lời thoại) Ý nghĩa
Ngoại hình    
Lời nói    
Hành động    
Suy nghĩ    
2. Mỗi HS chọn một trong cách hoạt động sau:
(1) Chụp một cảnh bình minh hoặc hoàng hôn hoặc một khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống và chia sẻ với mọi người cảm nhận của mình về vẻ đẹp của nó.
(2) Đặt mình vào vai của Phác để viết một bức thư cho một trong những người sau: bố, mẹ, chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng.
 
- Xem tương tác với bài giảng E – learning.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, ghi chép.

 
Thông tin bài học
Bài giảng Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, chương trình Ngữ văn 12, ban cơ bản.
Chiếc thuyền ngoài xa
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 12
Môn học:
Ngữ văn
Xem:
1.658
Tải về:
Thông tin tác giả
Phan Thị Thu Trang, Trần Thị Thu Phương
Họ và tên:
Phan Thị Thu Trang, Trần Thị Thu Phương
Đơn vị công tác:
THPT Lý Tự Trọng
Địa chỉ:
Trường THPT Lý Tự Trọng, Nam Thanh, Nam Trực, Nam Định
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây