Các hoạt động dạy và học chủ yếu | Slide trình chiếu |
Gv giới thiệu thông tin cá nhân và bài học. - GV hướng dẫn học sinh các thao tác để học bài. - Giáo viên giới thiệu các thông tin về bản thân, đơn vị công tác. A. Khởi động: 1. Mục tiêu: - Giúp học sinh cảm thấy hứng thú trước khi vào học. 2. Cách tiến hành: - GV cho học sinh chơi trò chơi: Tôi là gì: Đưaó một số câu đố, mỗi câu đố sẽ nói về một sự vật. Nhiệm vụ của các bạn là sau khi tôi đọc câu đố, các bạn suy nghĩ và cho biết: Tôi là gì? Câu đố 1: Cái gì đắt nhất thế gian Có bao nhiêu ấy là vàng bấy nhiêu Muôn đời con cháu quý yêu Đổ xương, đổ máu cùng nhau giữ gìn? Đáp án: Tôi là đất. Câu đố 2: Tôi là ngôi nhà chung của nhiều động vật, thực vật. Đáp án: Tôi là rừng Câu đố 3: Quen gọi là hạt Chẳng mọc thành cây Nhà nhà cao đẹp Dùng tôi để xây Đáp án: Tôi là cát Câu đố 4: Từ trong lòng đất ngoi lên Ai hun, ai nướng mà đen sì sì Màu sắc mới thật lạ kì Cho vào lò đất tức thì hết đen. Đáp án: Tôi là than * Giới thiệu bài: Các em ạ, đất, rừng, cát, than là các tài nguyên thiên nhiên. Ngoài những tài nguyên thiên nhiên nói trên thì đất nước ta còn nhiều tài nguyên thiên nhiên nữa. Vậy, tài nguyên thiên nhiên là gì? Tài nguyên thiên nhiên đem lại lợi ích gì cho chúng ta? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ? Cô và các em cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay để biết được điều đó nhé. - GV nêu mục tiêu của bài. - GV giới thiệu các hoạt động của bài học. B. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin. Mục tiêu: Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và làm bài tập tương tác. Câu hỏi 1: Em hãy chọn đáp án đúng: Tài nguyên thiên nhiên là: Tất cả những gì do con người tạo ra. Tất cả những gì có trong tự nhiên, có ích cho con người. Tất cả những gì do con người tạo ra và có trong tự nhiên, có ích cho con người. Đáp án: Tất cả những gì có trong tự nhiên, có ích cho con người. Câu hỏi 2: Em hãy chọn những đáp án đúng: Mỏ quặng Nhà cửa Trường học Động vật quý hiếm Nguồn nước ngầm Đất trồng, không khí. Đáp án: Mỏ quặng; Động vật quý hiếm; Nguồn nước ngầm; Đất trồng, không khí. Câu hỏi 3: Em hãy chọn thông tin bên dưới vào chỗ trống: Đất trồng lúa là tài nguyên đất Câu hỏi 4: Em hãy chọn thông tin bên dưới vào chỗ trống: Nguồn nước ngầm là tài nguyên nước. Câu hỏi 4: Em hãy chọn thông tin bên dưới vào chỗ trống: Quặng sắt, quặng đồng, quặng bô xít là tài nguyên khoáng sản. - GV chốt kiến thức về tài nguyên thiên nhiên - GV giới thiệu một số tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. - Cho HS quan sát một số động vật quý hiếm. - Đưa câu hỏi: Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người? - Giáo viên chốt kiến thức về một số lợi ích của tài nguyên thiên nhiên đối với con người: Con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, phát triển kinh tế: khai thác dầu mỏ, than đá để phục vụ công nghiệp và đời sống con người; dùng sức nước để chạy máy phát điện; sử dụng ánh nắng mặt trời để cung cấp năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt, … - GV đưa câu hỏi dẫn dắt để học sinh tìm hiểu về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay. - GV cho HS xem video để tìm hiểu hiện trạng việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay. Từ video trên, GV thiết kế câu hỏi để học sinh trả lời về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. Đáp án: Chưa hợp lí - GV chốt kiến thức: Hiện nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta chưa hợp lí, vì nhiều nguồn tài nguyên đang bị khai thác bừa bãi và đang bị cạn kiệt dần.Các nhà máy, xí nghiệp xả rác, khí thải ra ngoài không khí Ở một số nơi, tài nguyên đất bị khai thác bừa bãi. Con người vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm tài nguyên đất, tài nguyên nước. Rừng bị chặt phá, nhiều động vật, thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Con người đang đứng trước nguy cơ thiếu nước, thiếu năng lượng, không khí bị ô nhiễm,… - GV đưa câu hỏi dẫn dắt để tìm hiểu một số việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - GV thiết kế bài tập tương tác cho HS tìm hiểu kiến thức về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Cho học sinh xem video về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Giáo viên chốt một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: + Cần khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm. + Không làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, không chặt phá rừng bừa bãi. + Tái chế, tái sử dụng các phế liệu, phế thải. + Tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,…. - GV đưa câu hỏi: Bảo vệ tài nguyên nhiên nhiên để làm gì?- Dẫm dắt tới nội dung phần ghi nhớ. - Nôi dung phần ghi nhớ. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: Biết một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Cách tiến hành - GV dẫn dắt sang hoạt động 2 Bài tập 1: Giáo viên thiết kế bài tập 1 dạng chọn những đáp án đúng, giúp hoc sinh dễ dàng làm bài. Đáp án: Tài nguyên thiên nhiên : Đất trồng ; Rừng; Đất ven biển ; Cát ; Mỏ than ; Mỏ dầu ; Gió ; Ánh sáng mặt trời ; Hồ nước tự nhiên ; Thác nước ; Túi nước ngầm. Không phải tài nguyên thiên nhiên : Vườn cà phê ; Nhà máy xi măng ? Đưa câu hỏi: Vì sao vườn cà phê và nhà máy xi măng không phải tài nguyên thiên nhiên? - Chốt: Vì vườn cà phê và nhà máy xi măng là do con người tạo ra nên không phải là tài nguyên thiên nhiên. Bài tập 3: Giáo viên thiết kế bài tập 3 dạng chọn đáp án đúng. Đáp án: Tán thành: ý b, c. Không tán thành: ý a. * Kết luận: Tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng không phải là vô hạn. Nếu chúng ta không sử dụng tiết kiệm và hợp lý, nó sẽ cạn kiệt và ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của con người. C. Vận dụng – Sáng tạo. - GV thiết kế câu hỏi liên hệ bản thân: ? Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên nhiên nhiên? - GV chốt : + Không vứt rác bừa bãi. + Trồng nhiều cây xanh. + Sử dụng hợp lý tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Không xé giấy, thu gom giấy vụn. + Tuyên truyền tới mọi người bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên, +…. - Lập dự án về biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em. - Dặn dò: + Cùng người thân trong gia đình sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. + Học bài và chuẩn bị bài “Tài nguyên thiên nhiên (Tiết 2)”. - Video kết thúc. - Tài liệu tham khảo. - Slide cảm ơn |
|
Ý kiến bạn đọc