I. Yêu cầu cần đạt - Hình thành được bảng cộng (qua 10) qua việc hệ thống lại các phép cộng (qua 10) đã học thành một bảng. Vận dụng bảng cộng ( qua 10) vào tính nhẩm, giải các bài tập hoặc bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (qua 10) - Phát triển năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. Phát triển năng lực Toán học: năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. - Phát triển phẩm chất chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán II. Tiến trình bài giảng 1. Khởi động - HS chơi Trò chơi Ai thông minh nhất 2. Khám phá - HS theo dõi câu chuyện - 2 HS đóng vai Mai và Rô – bốt (dựa vào kiến thức bài học trước) để hỏi đáp cách cộng các phép tính 9 + 2, 8 + 6,…. - HS các phép cộng 9 + 2; 8 + 6; 7 + 5; 6 + 6 có đặc điểm chung nào?( là các phép cộng có kết quả lớn hơn 10). - HS làm việc cá nhân. - HS nêu cách tính 9 + 3; 7 + 5; 5 + 7; 3 + 9
3. Thực hành Bài 1 : (Trang 33) Tính nhẩm - HS đọc. -HS làm việc cá nhân, chia sẻ với bạn. - HS nêu nối tiếp nêu kết quả của từng phép tính. + Nêu cách nhẩm của phép tính 9 + 5; 7 + 6 - HS lắng nghe. ? Vậy qua bài 1 các con được củng cố kiến thức gì, kĩ năng gì? - HSTL - HS nghe. Bài 2: (Trang 34) Trò chơi 2. - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập - HS quan sát hướng dẫn. - HS thực hiện chơi theo Bài 3: (Trang 34) - HD đọc và nêu yêu cầu bài - HS nhẩm kết quả của các đèn lồng và báo cáo kết quả. - HS trả lời: 7 + 5; 4 + 8; 9 + 3 có kết quả bằng nhau ( bằng 12). - HS trả lời: + Đèn lồng ghi phép tính 8 + 7 có kết quả lớn nhất. + Đèn lồng ghi phép tính 6 + 5 có kết quả bé nhất. - HS trình bày lại câu trả lời đúng vào vở ô ly 4. Củng cố - HS nêu - HS quan sát hướng dẫn. - HS thực hiện chơi theo. |
Ý kiến bạn đọc