Học trực tuyến

Cấu trúc rẽ nhánh

  •   Xem: 2076
  •   Tải về: 4
  •   Thảo luận: 0
1. Rẽ nhánh
           Được diễn đạt ở 2 dạng:
           Dạng 1: Nếu ... thì....
            Dạng 2: Nếu ... thì....nếu không thì...
2. Câu lệnh rẽ nhánh
a. Câu lệnh if (dạng thiếu)
Cấu trúc:
                                  if <điều kiện>:
                                           <khối lệnh>


Sơ đồ hoạt động: (hình ảnh trong bài giảng)

Trong đó: <điều kiện> là biểu thức logic, biểu thức quan hệ và nhận giá trị là True hoăc False
                 <khối lệnh> là 1 hoặc nhiều câu lệnh trong python cùng cấp và được viết lùi   vào 1 Tab so với từ khóa if
Hoạt động: <điều kiện> được kiểm tra nếu True thì thực hiện <khối lệnh> ngược lại sẽ bỏ qua <khối lệnh>.
Câu hỏi tương tác Quiz
Ví dụ:
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số nguyên a. Nếu a <0 thì thông báo ra màn hình a là số nguyên âm. (minh họa bằng video)

Code:
a = int(input('nhập một số nguyên bất kì: '))
if a < 0:
    print(f'{a} là số nguyên âm')
b. Câu lệnh if…else (dạng đủ)
Cấu trúc:
if <điều kiện>:
       <khối lệnh 1>
else:
       <khối lệnh 2>
Sơ đồ hoạt động: hình ảnh trong bài giảng
Trong đó: <điều kiện> là biểu thức logic, biểu thức quan hệ và nhận giá trị là True hoăc False
                 <khối lệnh> là 1 hoặc nhiều câu lệnh trong python cùng cấp và được viết lùi   vào 1 Tab so với từ khóa if và else
Hoạt động: <điều kiện> được kiểm tra nếu True thì thực hiện <khối lệnh 1> ngược lại thực hiện <khối lệnh 2>.
Câu hỏi tương tác Quiz

Ví dụ: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số nguyên a. Thông báo ra màn hình a là số nguyên âm hay số nguyên dương. (minh họa bằng video)
Code:
a = int(input('nhập một số nguyên bất kì: '))
if a >= 0:
    if a == 0:
        print('số 0')
    else:
        print(f'{a} là số nguyên dương')
else:
    print(f'{a} là số nguyên âm')
c. Câu lệnh if…elif…else
if <điều kiện1>:
   <khối lệnh1 >
elif <điều kiện 2 >:
   <khối lệnh 2>
       ......................
elif <điều kiện n>:
   <khối lệnh n>
else:
    <khối lệnh n+1>
3. Ví dụ
Lập trình tìm nghiệm thực của phương trình bậc 2
  ax2 + bx +c=0  với (a#0) 
Câu hỏi tương tác Quiz
minh họa bằng video

Code:
a = float(input('nhập a='))
b = float(input('nhập b='))
c = float(input('nhập c='))
d = b*b - 4*a*c  # d- là biến delta
if d < 0:
    print('Phương trình vô nghiệm')
else:
    x1 = (-b + (d**0.5))/(2*a)
    x2 = -b/a - x1
    print(f'x1 = {x1:.2f}, x2 = {x2:.2f}')
Câu hỏi tương tác Quiz hệ thống kiến thức bài học

4. Bài tập rèn luyện về câu lệnh rẽ nhánh
Bài 1: Lập chương trình nhập vào từ bàn phím 1 số nguyên dương. Thông báo ra màn hình số vừa nhập có chia hết cho 5 hay không.
Bài 2: Lập chương trình nhập vào từ bàn phím 3 số nguyên dương. In ra màn hình giá trị lớn nhất.
Bài 3: Lập chương trình nhập vào từ bàn phím 1 tháng bất kỳ trong năm. Thông báo ra màn hình tháng đó thuộc mùa nào.
     Biết:
Tháng 2,3,4: mùa xuân
Tháng 5,6,7: mùa hạ
Tháng 8,9,10: mùa thu
Tháng 11,12,01: mùa đông
 
Thông tin bài học
Cấu trúc rẽ nhánh
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 11
Môn học:
Tin học
Xem:
2.624
Tải về:
4
Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click vào đây
Thông tin tác giả
Đỗ Thị Thanh
Họ và tên:
Đỗ Thị Thanh
Đơn vị công tác:
Trường THPT Thanh Hòa
Địa chỉ:
Trường THPT Thanh Hòa
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây