Học trực tuyến

Bài 62:thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai nhi

  •   Xem: 1005
  •   Thảo luận: 0
Bài 62: THỤ TINH – THỤ THAI  VÀ  PHÁT TRIỂN CỦA THAI

I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:Khi học xong bài này, HS:
- Chỉ rõ được những điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai trên cơ sở hiểu rõ các khái niệm về thụ tinh và thụ thai.
- Trình bày được sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển.
- Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt.
2. Năng lực
                   Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học
 
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
Ghép các ý ở cột 1 với các ý ở cột 2 sao cho phù hợp
Cột 1   Cột 2
1. Buồng trứng   a. Thu trứng và dẫn trứng 
2. Phễu, ống dẫn trứng   b. Sản sinh trứng
3. Tử cung   c. Thông với tử cung, là nơi tiếpnhận tinh trùng và đường ra của trẻ khi sinh
4. Âm đạo   d. Tiết dịch nhờn
5. Tuyến tiền đình   e. Đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh
3.Bài mới
Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu(5’)
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
 
VB: Sự thụ tinh và thụ thai xảy ra khi nào? trong những điều kiện nào? Thai được phát triển trong cơ thể mẹ như thế nào? Nhờ đâu? Đó là những vấn đề chúng ta sẽ học trong tiết hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a)Mục tiêu: sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển.
- Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
1)
+ Thế nào là thụ tinh và thụ thai?
+ Điều kiện cho sự thụ thai và thụ tinh là gì?
- Gv đánh giá kết quả  giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- Gv cần giảng giải thêm trên hình 62.1
+ Nếu không di chuyển xuống gần tới tử cung mới gặp tinh trùng thì sự thụ tinh sẽ không xảy ra.
+ Trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung mà không phát triển tiếp thì sự thụ thai không có kết quả.
+ Trứng được thụ tinh mà phát triển ở ống dẫn trứng thì gọi là chửa ngoài dạ con → nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.

- HS quan sát video, tranh vẽ hình 62.1 SGK và nghiên cứu SGK trang 193, trả lời câu hỏi.






_ HS nghe giảng
 
I . Thụ tinh và thụ thai:
- Thụ  tinh: Là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử
+ Điều kiện: Trứng và tinh trùng phải gặp nhau ở 1/3 ống dẫn trứng phía ngoài.
- Thụ thai: trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung tiếp tục phát triển thành thai.
+ Điều kiện: trứng được thụ tinh phải bám vào thành tử cung.
³ 2 :
+ Quá trình phát triển của bào thai diễn ra như thế nào?
+ Sức khoẻ của mẹ ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của bào thai?
+ Trong quá trình mang thai người mẹ cần làm gì và tránh điều gì để thai phát triển tốt và con sinh ra khoẻ mạnh?
- Gv giảng giải thêm về toàn bộ quá trình phát triển của thai để HS nắm được một cách tổng quát.
- Gv phân tích sâu vai trò của nhau thai trong việc nuôi dưỡng thai.

- HS xem video, nghiên cứu SGK và quan sát tranh vẽ “quá trình phát triển của bào thai”, trả lời.
+ Mẹ khoẻ mạnh → thai phát triển tốt.
+ Người mẹ mang thai không được hút thuốc, uống rượu, vận động mạnh.

- HS tự sữa chữa để hoàn thiện kiến thức.
 
II. Sự phát triển của thai:
- Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ mẹ qua nhau thai
- Khi mang thai người mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh các chất kích thích có hại cho thai như: rượu, thuốc lá…
³ 3 :
+ Hiện tượng kinh nguyệt là gì ?
+ Kinh nguyệt xảy ra khi nào ?
+ Do đâu có kinh nguyệt ?
- Gv giảng giải :
+ Tính chất của chu kì kinh nguyệt do tác dụng của  hooc môn tuyến yên.
+ Tuổi kinh nguyệt cơ thể sớm hay muộn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.
+ Kinh nguyệt không bình thường → biểu hiện bệnh lí phải đi khám.
+ Lưu ý giữ vệ sinh kinh nguyệt.

- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, hình 62.3 SGK trang 194 vận dụng kiến thức chương nội tiết,  trả lời câu hỏi.
 
  • HS nghe giảng
III. Hiện tượng kinh nguyệt:
- Là hiện tượng trứng không được thụ tinh, lớp viêm mạc tử cung bong ra thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhầy.
- Kinh nguyệt xảy ra theo chu kì.
- Kinh nguyệt đánh dấu chính thức tuổi dậy thì ở em gái.
HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Chọn những từ hoặc cụm từ ( Có thai,sinh con, nhau, thụ tinh, sự rụng trứng,trứng, mang thai, tử cung, làm tổ )điền vào….
1/Kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu cho thấy nữ giới đã đến tuổi có khả năng …..……..và… …....
2/Hàng tháng ,một……… chín và rụng từ một trong hai buồng trứng
3/Hiện tượng trứng chín rời khỏi buồng trứng được gọi là……… ………
4/Trứng gặp tinh trùng trong ống dẫn trứng, sẽ xảy ra hiện tượng ………. và phụ nữ sẽ……………..
 5/ Trứng đã thụ tinh bắt đầu phân chia, đồng thời di chuyển đến…………
 6/Để có thể phát triển thành thai, trứng đã thụ tinh cần phải bám và………...trong lớp niêm mạc tử cung. Nơi bám đó sẽ phát triển thành ….….   để nuôi dưỡng thai
 7/Sự ………..….kéo dài  trong khoảng 280 ngày và đứa trẻ sẻ được sinh ra  
 
  • Chọn ý đúng nhất:
1/Mỗi chu kì trứng chín và rụng là bao nhiêu Trứng?
                 A.1     B.2         C.3        D.4
2/Chu kì trứng rụng có thời gian là bao nhiêu ngày?
A.15 ngày    B.15- 20 ngày                  C. 25 ngày               D.28-32 ngày
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung:  Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
- Tuổi vị thành niên là gì ? Có thai ở tuổi vị thành niên có thể dẫn tới những hậu quả không mong muốn nào ?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.








2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

- HS trả lời.


- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
 
- Tuổi vị thành niên là lứa tuổi 10-19 tuổi, lứa tuổi nằm trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu dậy thì cho đến tuổi trưởng thành.
+ Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ trong đời sống con người, giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, được đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần và tình cảm.
+ Ở vào lứa tuổi này, nữ đã bắt đầu hành kinh, nam cũng đã bắt đầu sinh tinh nghĩa là lứa tuổi đã có khả năng có thai tuy rằng còn rất trẻ, nếu không biêt tự giữ mình thì dễ mang thai ngoài ý muốn.
- Có thai ở tuổi vị thành niên có thể dẫn tới những hậu quả không mong muốn là :
+ Mang thai, khi còn quá trẻ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong vì:
Tỉ lệ sẩy thai, đẻ non cao do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang thai đến đủ tháng và thường sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn...
Nếu sinh con thì con sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao.
+ Ngoài ra mang thai và sinh con ở lứa tuổi này sẽ cản trở việc học tập, ảnh hưởng đến vị thế xã hội, đến công tác sau này.
+ Nhiều chị em đã trót lỡ mang thai, phần vì phải giấu giếm, phần vì e thẹn, ân hận nên đã nạo phá thai lén ở các cơ sở không có chuyên môn, thiết bị thiếu, điều kiện vộ sinh không đảm bảo có thể dẫn tới thủng tử cung, gây sót rau, nhiễm trùng, băng huyết...
Hậu quả của việc nong nạo có thể dẫn tới : dính buồng tử cung, tắc vòi trứng gây vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con. Ngoài ra, những tổn thương thành tử cung do nong nạo có thể để lại sẹo. Sẹo trên thành tử cung thường gây vỡ tử cung khi sinh đẻ lần sau.
 
 
         
4. Hướng dẫn về nhà:
  • Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài
  •  Đọc mục “Em có biết”
  •  Đọc trước bài 63 “Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai”.



 
Thông tin bài học
Đây là bài giảng điện tử
Bài 62:thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai nhi
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 8
Môn học:
Sinh học
Xem:
1.005
Tải về:
Thông tin tác giả
Vũ Thị Hồng
Họ và tên:
Vũ Thị Hồng
Đơn vị công tác:
TH và THCS Thụy Văn
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây