Học trực tuyến

Hình có trục đối xứng

  •   Xem: 1236
  •   Thảo luận: 0
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ BẮC GIANG
TRƯỜNG THCS DĨNH KẾ
Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử
Môn: Toán – Lớp 6 (sách Cánh Diều)
Giấy phép học liệu mở: CC BY/CC BY-SA       

Nhóm tác giả: Phạm Thị Thanh - Nguyễn Thị Hằng - Trịnh Thị Thúy Hà
Địa chỉ  Email : ptthanh.c3nnty@bacgiang.edu.vn            Điện thoại : 0983333663
Đơn vị công tác: Trường THCS Dĩnh Kế - Phường Dĩnh Kế -TP Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang
Tháng 10 năm 2021

BÀI 5: HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Nhận biết được trục đối xứng của một hình phẳng.
- Nhận biết được những hình phẳng trong tự nhiên có trục đối xứng.
2. Về năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập, hoàn thành được các bài tập được yêu cầu.
- Năng lực tư duy sáng tạo: HS biết liên hệ bài học vào thực tiễn cuộc sống, biết ứng dụng trục đối xứng của một hình vào một số lĩnh vực như: cắt giấy, vẽ tranh,…cx
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết được trục đối xứng của một hình và hình có trục đối xứng.
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: sử dụng được thước thẳng, ê ke, compa để vẽ trục đối xứng của một số hình phẳng.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp,… vận dụng kiến thức để chỉ ra các hình có trục đối xứng trong thực tiễn.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị: máy tính, điện thoại thông minh có kết nối Internet.
- Học liệu: Sgk Toán 6 Cánh diều (tập 1), phần mềm E- Learning, phần mềm powerpoint.
 

III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
- Gợi động cơ vào bài mới.
b) Nội dung
- GV giới thiệu bố cục nội dung bài học.
- GV cho xem clip về máy bay giấy từ đó dẫn dắt vào bài.
c) Sản phẩm
- Nêu nhận xét (về tính cân xứng, hài hòa)
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Nội dung
* GV dẫn dắt vào bài:
Cho HS xem clip về máy bay giấy.
* Kết luận, nhận định:
- Hình ảnh mặt trên của máy bay là một hình có trục đối xứng, và trục đối xứng chính là nếp gấp ở giữa của thân máy bay. Vậy thế nào là một hình có trục đối xứng và trục đối xứng của một hình là gì, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
 
  • Clip HS chơi phi máy bay giấy.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Hình thành khái niệm
a) Mục tiêu
- Học sinh nhận biết được hình có trục đối xứng, trục đối xứng của một hình phẳng.
b) Nội dung
- Trả lời câu hỏi khi gấp lại theo đường thẳng cho trước thì hai nửa của hình có vị trí như thế nào với nhau?
- Thực hiện hoạt động gấp hình (xem clip).
- Rút ra được nhận xét đặc điểm hình có trục đối xứng, trục đối xứng của một hình.
c) Sản phẩm
- Đặc điểm hình có trục đối xứng.
- Nhận biết được trục đối xứng của một hình.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
GV đưa hình ảnh: yc hs dự đoán vị trí của 2 nửa khi gấp lại theo đưởng thẳng d.
Cho HS xem clip con bướm gập cánh trong tự nhiên và gấp hình mô phỏng.
 - HS đưa ra nhận xét về 2 nửa của hình sau khi gấp hình theo đường thẳng d.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- Hoạt động cá nhân, tự rút ra nhận xét về 2 nửa của hình sau khi gấp hình.
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại các đặc điểm hình có trục đối xứng và trục đố xứng của hình, khái quát lại.
Hai hình trên là hình có trục đối xứng. Đường thẳng d là trục đối xứng của hình, ta có:
+ Đường thẳng d chia hình thành hai nửa.
+ Gấp theo đường thẳng d thì hai nửa sẽ trùng khít vào nhau.
 Lưu ý: hình có trục đối xứng còn được gọi là hình đối xứng trục.
I. Hình có trục đối xứng

   
 

         d                                         d


Khái niệm:  Nếu có một đường thẳng d chia một hình thành hai nửa mà khi ta gấp hình theo đường thẳng d thì hai nửa sẽ trùng khít vào nhau thì hình đó là hình có trục đối xứng.
Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình
* Chú ý:
Hình có trục đối xứng còn được gọi là hình đối xứng trục
* GV giao nhiệm vụ học tập 2:
- GV yêu cầu HS quan sát một vài hình có trục đối xứng:
Các hình bên dưới là hình có trục đối xứng. Đường nét đứt nào ở mỗi hình là trục đối xứng của hình đó?
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
-HS tích vào đáp án đúng của câu hỏi trắc nghiệm.
* Kết luận, nhận định 2:
-  Qua ví dụ, các em đã biết cách kiểm tra một đường thẳng d cho trước có là trục đối xứng của hình hay không bằng cách gấp hình theo đường thẳng d. Khi gấp theo đường thẳng, nếu 2 nửa trùng khít thì đường thẳng đó chính là trục đối xứng của hình.

- GV liên hệ ý nghĩa của biển báo giao thông và nhắc nhở học sinh thực hiện tốt an toàn giao thông.

GV chốt và hd hs cách xác định những hình như thế nào sẽ có trục đối xứng và xác định được trục trục đối xứng của mỗi hình ấy qua việc gấp hình.







 
Ví dụ: Cho các hình có trục đối xứng. Đường nét đứt nào ở mỗi hình là trục đối xứng của hình đó?


                                        
Hoạt động 2.2: Nhận biết trục đối xứng của một số hình phẳng.
a) Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được trục đối xứng của một số hình phẳng: đường thẳng, hình tròn, hình chữ nhật, hình thang cân …
b) Nội dung:
- Nhận biết được số trục đối xứng và đặc điểm của nó trong hình.
- Tìm được một hình có trục đối xứng và chỉ ra được trục đối xứng của hình đó.
c) Sản phẩm:
- Kết quả thực hiện yêu cầu.
- Số trục đối xứng trong mỗi hình và đặc điểm của các trục đối xứng trong hình.
- Lấy được ví dụ.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1:
GV nhắc lại về trục đối xứng của hình tròn trên bài 3, từ đó cho HS xem video về số trục đối xứng của hình tròn để rút ra nhận xét.
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau:
Làm bài tập điền khuyết bằng cách nhập số vào ô trống:
?1. Số trục đối xứng của hình tròn là....
?2. Số trục đối xứng của đoạn thẳng là....
?3. Số trục đối xứng của hình thang cân là...

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
+ Nhập số trục của mỗi hình vào ô trống.

* Kết luận, nhận định 1:
- GV chính xác hóa kết quả.
- Nêu đặc điểm của các trục đối xứng của mỗi hình và rút ra nhận xét.


 
II. Trục đối xứng của một số hình
- Đường tròn có vô số trục đối xứng. Mỗi trục đối xứng là một đường thẳng đi qua tâm của nó.

- Đoạn thẳng AB là hình có trục đối xứng, một trục đối xứng của đoạn thẳng là đường thẳng d đi qua trung điểm O của đoạn thẳng và vuông góc với AB.


 
 
- Hình thang cân có 1 trục đối xứng. Trục đối xứng là đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy.
     
           
* GV giao nhiệm vụ học tập 2:
- Yêu cầu HS làm bài tập 4:  Mỗi hình sau có tất cả bao nhiêu trục đối xứng? (Bài tập ghép nối).
- Lấy ví dụ trong thực tế hình có trục đối xứng?
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS làm bài tập theo yêu cầu.
* Kết luận, nhận định 2:
- GV chính xác hóa kết quả và giải thích theo hình minh họa.
  * Áp dụng    
- Yêu cầu HS làm bài tập 5:  Xác định chữ cái khi nó bị mất đi một nửa dựa vào một nửa còn lại .Biết rằng các chữ cái đó là các hình có trục đối xứng.

* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm bài tập theo yêu cầu. Tích vào ô tròn trước đáp án đúng.
 

3. Hoạt động 3: Một số ứng dụng của trục đối xứng trong thực tiễn 
a) Mục tiêu
- Học sinh biết được một số ứng dụng của hình có trục đối xứng, trục đối xứng của một hình phẳng trong cuộc sống.
- Học sinh biết được thao tác cắt chữ qua video và một số đồ thủ công qua một số nguồn tài liệu tham khảo.
b) Nội dung
- Clip về các ứng dụng.
- Rút ra được cách ứng dụng hình có trục đối xứng, trục đối xứng của một hình trong kiến trúc xây dựng, vẽ tranh, cắt giấy thành hình,....
- Một số link tham khảo cách làm một số đồ thủ công có ứng dụng đối xứng trục:
https://www.youtube.com/watch?v=jbikg9qHF2Y&feature=emb_title
https://www.youtube.com/watch?v=sLXB7EOI5MI
https://www.youtube.com/watch?v=MUdeSi-dHGY
https://www.youtube.com/watch?v=metyT0tiF3Y
https://www.youtube.com/watch?v=0iCYk7yJ4Wo&feature=emb_title
c) Sản phẩm
- Các ứng dụng trục đối xứng của một hình, hình có trục đối xứng vào một số hoạt động như vẽ tranh, cắt dán,...
d) Tổ chức thực hiện
- Cho HS xem clip về các ứng dụng, hướng dẫn HS.
 Đặc biệt, HS có thể quét mã QR để tìm hiểu thêm thông tin về thành Xương Giang.


4. Hoạt động 4: Củng cố
a) Mục tiêu
- Ghi nhớ  khái niệm, các cách nhận biết, ứng dụng hình có trục đối xứng và trục đối xứng của một số hình.
b) Nội dung
- Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết bài học.
c) Sản phẩm
- Hình ảnh sơ đồ tư duy về “Hình có trục đối xứng”.
d) Tổ chức thực hiện
- Cho HS xem sơ đồ tư duy về “Hình có trục đối xứng”.

5. Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Làm Bài tập trong sách giáo khoa và tự tìm thêm các bài tập tham khảo trong một số sách khác.
- Làm bài tập sau về nhà qua google form (HS bấm vào link và làm bài tập).
        https://forms.gle/e29kx4obCdndf1b67
Dạng 1: Tìm hình có trục đối xứng.


Dạng 2: Tìm số trục đối xứng của một hình

Dạng 3: Kể tên một số hình phẳng có trục đối xứng trong cuộc sống quanh em.

Dạng 4: Tìm phần còn thiếu của bứa ảnh có có trục đối xứng.

- Tự tìm thêm một số loại đối xứng trục khác, chuẩn bị bài học sau.

6. Danh mục Tài liệu tham khảo
1.Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán 6 - Bộ sách Cánh Diều.
2. Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán 6 - Bộ sách Kết nối tri thức.
3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo.
4. Hình ảnh, video từ nguồn Internet.
5. Phần mềm
          – iSpring Suite 10
          – Camtasia Studio 9
          – Geogaba 6.0
 
Thông tin bài học
Bài "Hình có trục đối xứng" thuộc chương III, Hình học trực quan, môn Toán lớp 6, bộ sách Cánh Diều.
Hình có trục đối xứng
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 6
Môn học:
Toán học
Xem:
1.236
Tải về:
Thông tin tác giả
Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Thanh, Trịnh Thị Thúy Hà
Họ và tên:
Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Thanh, Trịnh Thị Thúy Hà
Đơn vị công tác:
Trường THCS Dĩnh Kế
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây