Học trực tuyến

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

  •   Xem: 1006
  •   Thảo luận: 0
Bài 5:
ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
  1. Mục tiêu:
  1. Năng lực Vật lý:
  • Nhận thức Vật lý
  • Nêu được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
  • Nhận biết được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
  • Tìm hiểu tự nhiên dưới gốc độ Vật lý
  • Tiến hành được thí nghiệm quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
  • Xác định được các tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng thông qua thí nghiệm.
  • Hiểu được một số ứng dụng ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
  • Vận dụng KT, KN đã học
  • Giải thích được sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.
  • Giải thích được một số ứng dụng ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
  • Biểu diễn được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
  1. Năng lực tự học:
  • Xác định mục tiêu bài học
  • Xây dựng kế hoạch tự học ở nhà
  • Thực hiện kế hoạch tự học
  • Tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cách học của bản thân.
  1. Góp phần phát triển phẩm chất và năng lực chung
  • Bài học góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực. Cụ thể:
  •  Chăm chỉ: kiên trì, ham học, tự giác tham gia các bài giảng, phiếu học tập GV giao; có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.
  •  Trách nhiệm: tích cực, có trách nhiệm trong việc tự học kiến thức ở nhà để làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức tại lớp.
  • Trung thực: thật thà trong xử lí kết quả thí nghiệm.
  • Bài học góp phần phát triển năng lực
  • Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày sản phẩm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Tìm tòi, phát hiện, đề xuất được các biện pháp để giải quyết vấn đề đặt ra.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
- Bộ thí nghiệm về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Video thí nghiệm về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Video tình huống
- Hình ảnh về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Các công cụ đánh giá: Rubric, câu hỏi, bài tập, video tình huống học tập.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp...
- Ôn lại một số kiến thức về đường truyền của ánh sáng; khái niệm ảnh của vật tạo bởi gương
III. Thiết kế tiến trình dạy học:
3.1. Bảng tóm tắt tiến trình dạy học (Chuỗi các hoạt động dạy học và thời gian dự kiến)
Tên hoạt động cụ thể
(thời gian)
Nội dung kiến thức Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức
(kể tên)
Phương án đánh giá
(tên công cụ /kiểu đánh giá)
 
Hoạt động 1. Khởi động      
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức  
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. Quan sát + làm việc cá nhân
Câu hỏi, câu trả lời/dự đoán của HS
 
 
Hoạt động 2.2. Giải thích sự tạo thành ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
 
Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh tạo bởi gương phẳng nhưng không hứng được ảnh đó trên màn chắn. Làm việc cá nhân
 
Sản phẩm (vở ghi) của học sinh.  
Hoạt động 3. Luyện tập, củng cố. Các bài tập luyện tập, câu hỏi lí thuyết Làm việc cá nhân Câu trả lời của HS  
Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng.
- Giải bài tập tổng hợp
- Vận dụng vào thực tiễn
Nghiên cứu và thiết kế mô hình kính tiềm vọng Làm việc nhóm
Sản phẩm của nhóm
 
Thông tin bài học
Khi quan sát mặt nước lúc yên tĩnh, ta sẽ thấy bóng (ảnh) của các cảnh vật trên mặt hồ. Điều đặc biệt là cái bóng (ảnh) lộn ngược với vật. Vì sao như vậy thì ta tìm hiểu qua bài "Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng". Bài học giúp các em hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực theo định hướng chương trình GDPT 2018
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 7
Môn học:
Vật lí
Xem:
2.739
Tải về:
Từ file21.igiaoduc.vn:
Thông tin tác giả
Nguyễn Thị Xuân Tín
Họ và tên:
Nguyễn Thị Xuân Tín
Đơn vị công tác:
Trường THCS Nguyễn Văn Cừ
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây