Học trực tuyến

Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (c.g.c)

  •   Xem: 1313
  •   Thảo luận: 0
TIẾT 25: §4. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ HAI CỦA TAM GIÁC CẠNH - GÓC - CẠNH (C.G.C) (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh vẽ tam giác khi biết hai cạnh và góc xen giữa. Học sinh hiểu được trường hợp bằng nhau c.g.c của hai tam giác.
2. Kỹ năng: HS biết chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp c.g.c. Học sinh biết vẽ tam giác khi biết hai cạnh và góc xen giữa
3. Thái độ: cẩn thận, chính xác.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy tính,giáo án, thước thẳng, SGK, SBT.
2. Học sinh: Sách , vở ,đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
A. Hoạt động khởi động
a) Mục tiêu: HS nắm chắc kiến thức trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác(c-c-c). Kích thích tính ham học hỏi của học sinh và bước đầu hình thành kiến thức mới.
b) Nội dung: HS lắng nghe trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện
Khởi động bài học bằng câu hỏi trắc nghiệm ôn lại kiến thức cũ
Câu 1: Trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của hai tam giác là:
A. Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau
B. Nếu ba góc của tam giác này bằng ba góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau
C. Cả hai câu A, B đều đúng
D. Cả hai câu A, B đều sai

 Câu 2: Cho hình vẽ sau. Tam giác nào bằng với tam giác ABC
  1. Trắc nghiệm Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c)∆ABC = ∆ACD
  2. ∆ABC = ∆CDA
  3. ∆ABC = ∆ADC
  4. ∆ABC = ∆CAD





Câu 3: Cho hình vẽ. Phát biểu nào sau đây là sai
  1. Trắc nghiệm Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c)∆ABH = ∆ACH
  2. ABH=ACH
  3. BAH=CAH
  4. AHB=ACH



Câu 4: Bổ sung thêm điều kiện gì để hai tam giác sau bằng nhau theo trường hợp c.c.c?
A.AC=EF
B.BC=DF
C.AC=DF
D.Tất cả đều sai
Liên hệ bài cũ dẫn dắt vào bài mới
Ta có : ∆ABC=∆DEF (c-c-c)
? Nếu AC và DF có chướng ngại vật không bổ sung điều kiện AC=DF được, liệu có thể bổ sung điều kiện nào khác để hai tam giác trên bằng nhau không?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẻ cùng đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.


Đáp án : A









Đáp án : C





Đáp án : D





Đáp án : C
B.  Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa 
a) Mục tiêu: HS biết cách vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa
b) Nội dung: HS quan sát bài giảng, SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện
-GV hướng dẫn , cùng học sinh xây dựng cách vẽ tam giác khi biết hai cạnh và một góc xen giữa
-HS: quan sát , lắng nghe và thực hành vẽ theo
- GV chiếu hình vẽ  ΔABC và giới thiệu góc xen giữa 2 cạnh
-GV chiếu hình vẽ ΔA1B1C1 và củng cố góc xen giữa 2 cạnh cho HS.
-GV: Để vẽ tam giác khi biết 2 cạnh và góc xen giữa ta vẽ yếu tố nào trước?
-GV hướng dẫn HS cách vẽ nếu HS quên cách vẽ một góc cho trước:
 + Vẽ góc xBy = 700
 + Trên tia Bx lấy điểm A, BA = 2cm. Trên tia By lấy điểm C sao cho BC = 3cm. Vẽ đoạn thẳng AC ta được tam giác ABC.
?  là góc xen giữa 2 cạnh nào?
-HS trả lời
- GV: Áp dụng làm bài tập
1) Cho DABC như hình vẽ, góc nào xen giữa hai cạnh AC và AB?                              
a) góc A
b) góc B                                                                       
c) góc C
d) Tất cả đều sai
2)Cho DABC như hình vẽ, góc C xen giữa hai cạnh nào ?
a) AB và BC                                         
b) AC và BC
c) AB và AC
d) Tất cả đều sai                                                     
-GV yêu cầu HS làm ?1
? Ban đầu tam giác ABC và tam giác A’B’C’ có những yếu tố nào bằng nhau?
-HS  làm ?1 
? Vậy em có rút ra kết luận gì?
1. Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa
Bài toán: Vẽ tam giác ABC, AB = 2cm, BC = 3cm,


* CÁCH VẼ
  • Vẽ góc xBy = 700
  • Trên tia Bx lấy A sao cho BA = 2cm.
  • Trên tia By lấy C sao cho BC = 3cm.
  • Vẽ đoạnAC, ta được tam giác ABC
* LƯU Ý: Góc B là góc xen giữa hai cạnh AB và BC

?1: Tương tự bài toán trên
Hoạt động 2: Trường hợp bằng nhau cạnh- góc- cạnh
a) Mục tiêu: HS hiểu được trường hợp bằng nhau c.g.c của hai tam giác.
b) Nội dung: HS quan sát bài giảng, SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện
-GV giới thiệu TH bằng nhau c.g.c của tam giác
-GV:  ΔABC=ΔA’B’C’ theo trường hợp c.g.c khi nào?
-GV trình bày mẫu dạng bài chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo TH c.g.c.
- Câu hỏi tương tác: Thay điều kiện BC= B’C’ bằng điều kiện AC= A’C’ thì hai tam giác còn bằng nhau không?
HS: Không
- Câu hỏi tương tác: Vậy cần bổ sung thêm điều kiện nào để  ΔABC=ΔA’B’C’ ?
HS: góc A = góc  A
2. Trường hợp bằng nhau cạnh- góc- cạnh
*Tính chất: Sgk
Nếu  ΔABC=ΔA’B’C’ có:
AB = A’B’
' 
BC = B’C’
Thì  ΔABC=ΔA’B’C’ (c.g.c)
      
C. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: HS áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể.
b) Nội dung: Cho HS hoàn thành các bài tập
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
-GV yêu cầu HS hđ nhóm làm ?2
-GV chiếu phản ví dụ: hình 2 tam giác có 2 cặp cạnh bằng nhau và có cặp góc không xen giữa bằng nhau để nhấn mạnh cho HS
-HS thực hiện

Bài tập 2 (Phản ví dụ)

? Câu hỏi tương tác: Trở lại vấn đề đầu giờ:  không bổ sung điều kiện AC=DF được, ta có thể bổ sung điều kiện nào để hai tam giác trên bằng nhau
-HS:  góc B = góc E
Bài tập 1(?2)
Xét  ΔABC=ΔADC  có:
AB = AD

AC là cạnh chung
Suy ra  ΔABC=ΔADC(c.g.c)
Bài tập 2
Hai tam giác không bằng nhau vì không  thỏa mãn điều kiện góc xen giữa
D. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.
b) Nội dung: Cho HS hoàn thành các bài tập 
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS làm các bài tập được giao
HS Hoàn thành các bài tập
- GV : Cho học sinh làm bài tập sgk
Bài 25: Trên mỗi hình 82, 83, 84 có các tam giác nào bằng nhau? Vì sao ?  
 -HS:Trình bày bài
-VẬN DỤNG THỰC TẾ
Đo khoảng cách giữa hai ngôi nhà A và C, trong trường hợp giữa A và C có chướng ngại vật không thể đi qua được.
- Làm bài tập trắc nghiệm củng cố
- Liên hệ một số hình ảnh trong thực tế về
các tam giác bằng nhau

H82;h83 có các tam giác bằng nhau theo trường hợp (c-g-c)

Dựng hình theo hướng dẫn
Theo cách dựng thì ta được ΔABC=ΔA’B’C’( c-g-c)
AC=A’C’ (hai cạnh tương ứng)
Vậy ta đo độ dài A’C’ bằng bao nhiêu thì độ dài AC cũng bằng như vậy.
 
     


 
Thông tin bài học
Tiết 25 Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh gồm các nội dung chính:1. Vẽ tam giác khi biết 2 cạnh và góc xen giữa2. Trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh3. Hệ Quả
Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc -  cạnh (c.g.c)
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 7
Môn học:
Toán học
Xem:
1.313
Tải về:
Thông tin tác giả
Trần Thị Hằng
Họ và tên:
Trần Thị Hằng
Đơn vị công tác:
THCS Hoàng Diệu
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây