Học trực tuyến

Giữ sạch nhà ở

  •   Xem: 317
  •   Thảo luận: 0
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tự nhiên và Xã hội: Lớp: 2
BÀI 4: GIỮ SẠCH NHÀ Ở (Tiết 1)                               
Giáo viên: Trần Thị Tâm
Trường: Tiểu học Xuân Ninh

I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS:
1. Về kiến thức:
- Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).
2. Về năng lực:
- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Biết nhận xét về nhà ở và việc làm giữ vệ sinh nhà ở thông qua quan sát tranh và thực tế.
3. Về phẩm chất:
- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).                                                                         
- Có ý thức chăm chỉ làm việc giữ vệ sinh nhà ở.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Các thiết bị, học liệu:
- Phần mềm iSpring Suite 10.
- Phần mềm cắt, ghép video: Camtasia 9
- Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội - Lớp 2 (Tập 1) – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Sách giáo viên Tự nhiên và Xã hội - Lớp 2 (Tập 1) – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Sử dụng âm thanh tại thư viện nhạc miễn phí: https://www.bensound.com/
- Sử dụng hình ảnh, tranh trên trang Hành trang số https://hanhtrangso.nxbgd.vn/
- Video tìm qua Youtube tại các địa chỉ:
https://www.youtube.com/watch?v=WMKYcQmoV5A
https://www.youtube.com/watch?v=OMhkuvlqG7E
https://www.youtube.com/watch?v=sqj7j2kqEQg
- Sử dụng hình ảnh, tranh trên Internet.
3. Đồ dùng dạy học:
- Hệ thống web, LMS, Zalo, Zoom, Google meet…
- Giáo viên: Bài giảng điện tử.
- Học sinh:   + Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội (Tập 1);
+ Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội (Tập 1)
+ Tivi, điện thoại, máy tính, ipad…
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
* Giới thiệu bài:
- Theo dõi video giáo viên giới thiệu bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ các yêu cầu cần đạt và nội dung chính của bài.
1. Hoạt động mở đầu:
* Khởi động:
a) Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh hứng thú và từng bước làm quen bài học.
- Hoàn thành các bài tập tương tác.
b) Cách tiến hành:
- Nghe và hát bài hát: Một sợi rơm vàng.
- Dựa vào bài hát để hoàn thành bài tập tương tác:
Bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì để giúp đỡ bà?
A. Cho gà ăn.
B. Quét sân.
C. Rửa bát.
- GV dẫn dắt học sinh liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập khảo sát:
Hằng ngày em thường làm gì để giữ vệ sinh nhà ở của mình?
  • Quét nhà.
  • Rửa bát.
  •  Gấp quần áo.
  •  Lau bàn ghế.
  •  Bỏ rác vào thùng.
- HS nghe GV dẫn dắt chuyển tiếp sang hoạt động khám phá.
2. Hình thành Kiến thức mới:
* Hoạt động khám phá.
a) Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh giải thích được vì sao phải giữ vệ sinh nhà ở, bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh.
- Có kĩ năng quan sát tranh, biết vận dụng hiểu biết thực tế cuộc sống.
- Hoàn thành các bài tập.
b) Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát tranh.
- Học sinh quan sát 4 bức tranh, suy nghĩ để trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Hoàn thành bài tập kéo thả để trả lời câu hỏi trên:
Ghép từ chỉ việc làm phù hợp với nội dung bức tranh.
- Quan sát lại từng bức tranh, nghe giáo viên chia sẻ cụ thể việc làm ở mỗi tranh:
+ Tranh 1: Bạn gái đang lau bàn ghế phòng khách.
+ Tranh 2: Bạn nam cùng bố lau chùi nhà vệ sinh. Lưu ý: Khi lau chùi nhà vệ sinh cần mang khẩu trang, đeo găng tay để đảm bảo sức khỏe.
+ Tranh 3: Bạn nam đang quét sân.
+ Tranh 4: Bạn gái giúp mẹ rửa bát.
Kết luận: Đây là những việc làm phù hợp với học sinh lớp 2 để giúp bố mẹ giữ vệ sinh nhà ở của mình.
Hoạt động 2: Tác dụng của việc vệ sinh nhà ở.
- Học sinh làm bài tập kéo thả từ để trả lời câu hỏi: Tác dụng của những việc làm vệ sinh nhà ở?


Điền từ còn thiếu vào ô trống

Việc vệ sinh nhà ở , sạch sẽ chính là làm đẹp nhà và giữ gìn  cho chính mình và người thân.
Kết luận: Việc vệ sinh nhà ở gọn gàng, sạch sẽ chính là làm đẹp cho ngôi nhà của mình đồng thời bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cho những người thân yêu.
3. Hoạt động thực hành:
a) Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được những việc nên làm và đã làm để giữ vệ sinh nhà ở.
- HS biết cách thực hành một số công việc nhà vừa sức với khả năng của mình.
- Biết nhận xét về nhà ở và việc làm giữ vệ sinh nhà ở thông qua quan sát tranh và thực tế.
- Hoàn thành các bài tập.
b) Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Những việc nên làm và đã làm để giữ vệ sinh nhà ở.
- Để nhà ở luôn sạch đẹp, mọi người nên làm những việc gì?
- Hoàn thành bài tập dạng chọn nhiều đáp án đúng để trả lời câu hỏi đó.
Em hãy chọn những việc nên làm để vệ sinh nhà ở.
A.Thường xuyên lau chùi nhà cửa.
B. Vệ sinh nhà tắm sau khi tắm xong.
C. Vứt đồ chơi bừa bãi,
D. Dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ sau khi nấu xong.
E. Gấp chăn màn gọn gàng khi ngủ dậy.
- Giáo viên giới thiệu cụ thể một số việc làm phù hợp với học sinh lớp 2 như: Lau dọn nhà cửa, sắp xếp góc học tập ngăn nắp, tự gấp và cất quần áo gọn gàng, xếp gọn đồ chơi sau khi chơi xong, bỏ rác đúng chỗ…
- HS liên hệ những việc đã làm để giữ vệ sinh ngôi nhà của mình?
- Học sinh hoàn thành bài tập chọn nhiều đáp án đúng để trả lời câu hỏi trên:
Hãy chọn những việc em đã làm để giữ vệ sinh nhà ở.
  • Sắp xếp góc học tập gọn gàng.
  •  Quét nhà.
  •  Rửa chén bát.
  •  Xếp gọn đồ chơi.
  •  Đổ rác đúng nơi quy định.
* Hoạt động 2: Nhận xét về ngôi nhà sau khi được vệ sinh.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Sau khi vệ sinh em thấy ngôi nhà của mình như thế nào?
- Học sinh quan sát 3 bức ảnh (phòng khách, phòng bếp, nhà tắm), em thấy đồ đạc ở mỗi phòng sắp xếp như thế nào? Mọi người cảm thấy như thế nào?
- Kết luận: Sau khi vệ sinh, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp, ngôi nhà của chúng ta  trở nên sạch  sẽ hơn; các thành viên trong gia đình đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu và yêu ngôi nhà, gia đình của mình hơn.
- Học sinh vận dụng để làm bài tập lựa chọn một đáp án đúng:

Sau khi vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, em cảm thấy thế nào?
  1. vui vẻ, thoải mái, dễ chịu.
  2. tức giận.
  3. khó chịu, không thoải mái.
* Hoạt động 3: Các bước thực hiện một số công việc nhà.
- Quan sát bức tranh thể hiện các bước quét nhà đang bị xáo trộn.
- Sắp xếp lại các bước quét nhà theo đúng trình tự bằng cách hoàn thành bài tập dạng sắp xếp theo thứ tự.
                Em hãy sắp xếp các hình dưới đây theo đúng trình tự các bước quét nhà.
- Học sinh làm bài và xác định trình tự các bước quét nhà:
Bước 1: Dùng chổi quét rác.
Bước 2: Xúc rác.
Bước 3: Đổ rác vào thùng.
- Quan sát bức tranh thể hiện các bước rửa cốc chén đang bị xáo trộn.
- Sắp xếp lại các bước rửa cốc chén theo đúng trình tự bằng cách hoàn thành bài tập chọn một đáp án đúng.
Em hãy chọn câu ghi đúng trình tự các bước rửa cốc chén.
A. Xả nước,  rửa xà phòng, rửa lại bằng nước sạch, úp cốc.
B. Rửa xà phòng, xả nước, úp cốc, rửa lại bằng nước sạch.
- Học sinh quan sát lại kĩ các tranh đã sắp xếp đúng thứ tự các bước rửa cốc chén.
Giáo viên nêu rõ các bước rửa cốc chén:
Bước 1: Cho cốc vào chậu và xả nước.
Bước 2: Rửa từng cốc bằng xà phòng.
Bước 3: Rửa lại bằng nước sạch.
Bước 4: Úp cốc. Lưu ý khi rửa cốc chén cần cẩn thận, tránh rơi vỡ.
- Quan sát tranh và lắng nghe giáo viên rút ra kết luận: Ai cũng có thể tham gia vệ sinh nhà ở một cách phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi của mình.
- Học sinh ghi nhớ lời chốt của Mặt Trời: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
a) Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được những việc giữ vệ sinh nhà ở đề phòng chống dịch bệnh Covid-19.
- Hoàn thành các bài tập.
b) Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu một số việc vệ sinh nhà ở để phòng chống dịch bệnh Covid-19.
- Xem video về lau dọn nhà cửa để phòng dịch bệnh Covid-19.
- Qua video, trả lời câu hỏi: Để  phòng chống dịch bệnh Covid-19 chúng ta cần làm gì?
- Học sinh quan sát tranh và ghi nhớ: Cần thường xuyên sử dụng nước sát khuẩn để lau chùi nhà cửa, làm sạch đồ chơi trẻ em. Đặc biệt là khử khuẩn những vị trí thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa,  công tắc điện, tay vịn cầu thang, điện thoại, bàn phím máy tính, nắm cửa tủ lạnh,…
* Bài tập củng cố:
+ Học sinh làm bài tập điền khuyết.

 Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau:
Nhà sạch thì ………….., bát sạch ngon cơm.


+ Học sinh làm bài tập kéo thả:
 Em hãy ghép từ với hình ảnh tương ứng việc vệ sinh nhà cửa phòng chống dịch bệnh Covid 19.
+ Học sinh làm bài tập chọn nhiều đáp án đúng:
Vì sao cần phải giữ vệ sinh nhà ở?
  1. Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ giúp mọi người trong gia đình cảm thấy thoải mái và có sức khỏe tốt.
  2. Giữ vệ sinh nhà ở là trách nhiệm của người lớn.
  3. Khi vệ sinh nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp thì dễ dàng tìm đồ đạc hơn.
  4. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là góp phần tăng thêm vẻ đẹp của ngôi nhà.
- Giáo viên nhận xét, kết luận bài học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………

 
Thông tin bài học
Giải thích tại sao cần phải vệ sinh nhà ởBiết làm một số công việc để giữ sạch nhà ở
Giữ sạch nhà ở
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 2
Môn học:
Tự nhiên và xã hội
Xem:
2.301
Tải về:
Thông tin tác giả
Trần Thị Tâm
Họ và tên:
Trần Thị Tâm
Đơn vị công tác:
Tiểu học Xuân Ninh
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây