Học trực tuyến

Oxy Lưu huỳnh

  •   Xem: 1493
  •   Thảo luận: 0
TÊN CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC: Bài 34. Luyện tập: OXI VÀ LƯU HUỲNH
Môn học: Hóa học, Lớp: 10
(Thời gian: 02 tiết)
1. Hoạt động 1: Mở đầu
- Trò chơi: Ô CHỮ BÍ MẬT
- Từ chìa khóa: NHÓM VIA
2. Hoạt động 2. Thực hiện nhiệm vụ đặt ra ở hoạt động 1
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
I. Cấu tạo, tính chất của oxi và lưu huỳnh
Nguyên tố Oxi Lưu huỳnh
1. Cấu hình electron nguyên tử 1s22s22p4 1s22s22p63s23p4
2. Độ âm điện 3,44 2,58
3. Số oxi hóa -2; 0 -2; 0; +4; +6
4. Tính chất hóa học - Tính oxi hóa mạnh - Tính oxi hóa
- Tính khử
- Nhận xét: Cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa của nguyên tố ảnh hưởng đến tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh.
II. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
Hợp chất SOH (của S) Tính chất hóa học
1. Hiđro sunfua (H2S) -2 - Tính axit
- Tính khử
2. Lưu huỳnh đioxit (SO2) +4 - Tính chất của oxit axit
- Tính khử
- Tính oxi hóa
3. Lưu huỳnh trioxit (SO3) +6 - Tính chất của oxit axit
- Tính oxi hóa
4. Axit sunfuric (H2SO4) +6 - H2SO4 loãng:  Tính axit mạnh
- H2SO4 đặc :
+) Tính oxi hóa mạnh
+) Tính háo nước .
- Nhận xét: Trạng thái oxi hóa của lưu huỳnh quyết định tính oxi hóa hoặc tính khử của các hợp chất của lưu huỳnh
3. Hoạt động 3. Luyện tập
B. BÀI TẬP
Dạng 1: Viết phương trình hóa học
a) (1) S + O2 → SO2
(2) 2SO2 + O2  2SO3
(3) SO3 + H2O → H2SO4
(4) H­2SO4 + CaCO3 → CaSO4 + CO2 + H2O
b) 1D, 2C, 3A, 4B
c) - Tác hại của mưa axit:
+) Phá hoại các công trình xây dựng
+) Làm đình trệ sự phát triển của rừng
+) Làm chua đất, khiến mùa màng thất thu.
+) Hệ sinh thái nước bị ảnh hưởng.
- Biện pháp giảm thiểu tác hại của mưa axit:
+) Giảm thiểu phát thải SO2, NOx.
+) Sử dụng các loại năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường.
+) Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Dạng 2: Tính toán theo phương trình hóa học
Bài 2:
a) C3H8 + 5O2 3CO2 + 4H2O
b) Khối lượng gas dùng trong 1 ngày: 12(kg) : 100 (ngày) = 0,12(kg)
+) Số mol C3H8 = 30/11 (mol)
+) Thể tích O2 cần dùng ≈ 305 lít
+) Thể tích CO2 tạo ra ≈ 183 lít
c)
- Tác hại của CO2:
+) Gây hiệu ứng nhà kính.
+) Thay đổi môi trường sống của các loài sinh vật.
+) Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
+) Gây thủng tầng ozon.
- Nguồn năng lượng sạch
+) Năng lượng mặt trời.
+) Năng lượng điện.
4. Hoạt động 4. Vận dụng
Dạng 3: Giải thích hiện tượng thực tế
Bài 3:
a) S + O2 SO2
b) +) Tác dụng: Bảo quản, chống mốc, chống thối, chống côn trùng.
+) Tác hại: Tức ngực, khó thở.
Dạng 4: Trắc nghiệm tổng hợp
Câu 1: oxi; 8; VI; phi kim; ozon; không màu; màu xanh nhạt; tính oxi hóa; mạnh; kim loại; hô hấp; quang hợp
Câu 2: 7-k; 8-h; 9-g; 10-i; 11-j; 12-l
Câu 3: A; Câu 4: A; Câu 5: B; Câu 6: B; Câu 7: D; Câu 8: D
- BTVN:
+) Bài tập: 1 → 8 (SGK.74)
+) Nêu các biện pháp phòng tránh tác hại khi sử dụng thực phẩm có chứa hàm lượng lưu huỳnh cao?
 
Thông tin bài học
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNGI. Cấu tạo, tính chất của oxi và lưu huỳnhII. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnhB. BÀI TẬPDạng 1: Viết phương trình hóa họcDạng 2: Tính toán theo phương trình hóa họcDạng 3: Giải thích hiện tượng thực tếDạng 4: Trắc nghiệm tổng hợpBTVN: Bài tập: 1 → 8 (SGK.74)
Oxy Lưu huỳnh
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 10
Môn học:
Hóa học
Xem:
1.493
Tải về:
Thông tin tác giả
Lê Kim Huệ
Họ và tên:
Lê Kim Huệ
Đơn vị công tác:
THPT Chuyên Nguyễn Huệ
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây