CHỦ ĐỀ 2: CÁC PHÉP ĐO
BÀI 3: ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN (Tiết 1)
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM 4 PHẦN:
I. SỰ CẢM NHẬN HIỆN TƯỢNG
II. ĐO CHIỀU DÀI
III. ĐO KHỐI LƯỢNG
IV. ĐO THỜI GIAN
Tiết 1: HS học 2 phần
I. SỰ CẢM NHẬN HIỆN TƯỢNG
Giác quan có thể làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát.
II. ĐO CHIỀU DÀI
1. Đơn vị đo chiều dài
Đơn vị đo chiều dài là mét (metre), kí hiệu là m. Ngoài mét, người ta còn dùng những đơn vị đo chiều dài nhỏ hơn mét và lớn hơn mét.
Bảng 3.1
Đơn vị |
Kí hiệu |
Đổi ra mét |
kilômét |
km |
1000 m |
mét |
m |
1 m |
đêcimét |
dm |
0,1 m |
centimét |
cm |
0,01 m |
milimét |
mm |
0,001 m |
micromét |
µm |
0, 000 001 m |
nanômét (nanometre)
|
nm
|
0,000 000 001 m
|
2. Cách đo chiều dài
a. Dụng cụ đo
Các loại thước đo (thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ,…)
b. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất
+ Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ Độ chia nhỏ nhất là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
c. Các bước đo chiều dài bằng thước
+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn được thước đo phù hợp.
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
+ Đọc và ghi kết quả đúng quy định.