Học trực tuyến

Điều hòa hoạt đông gen

  •   Xem: 1225
  •   Tải về: 1
  •   Thảo luận: 0
BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu trúc một Operon
- Trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (theo mô hình Jacop và Mono)
- Nêu được ý nghĩa của điều hoà biểu hiện của gen trong tế bào và trong quá trình phát triển cá thể.
2. Năng lực
a/  Năng lực  kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm.
-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Khai thác tiềm năng của bản thân: Lắng nghe và tự khai thác tiềm năng bản thân qua các bài tập tương tác được thiết kế đa dạng, có thể tự sửa chữa nếu làm chưa đúng, tạo hứng khởi học tập...
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phần mềm:      

- Phần mềm soạn giảng: Ispring isute 9.
- Phần mềm khác như capcut, Imindmap...
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa Sinh học 12.
- Sách chuẩn kiến thức kỹ năng Sinh học 12.
- Hình ảnh trên google, âm thanh nhaccuatui.com,...
- Học liệu trang hoc247.com, Vietjack.com, ...
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới.
-  Rèn luyện năng lực tư duy giải quyết vấn đề.
b) Nội dung: GV giới thiệu cho HS tại sao cơ thể chỉ tổng hợp protein cần thiết vào lúc cần thiết, đưa ra các ví dụ về sự tổng hợp protein ở một số loài trong giai đoạn cần thiết của cơ thể.
c) Sản phẩm: hình thành tư duy cho HS, HS ham muốn tìm hiểu nguyên nhân của đề đặt ra.
d) Tổ chức thực hiện:
GV đặt vấn đề qua video tự thiết kế.
ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
+ Học sinh tập trung chú ý;
+ Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
+ Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
+ Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa và các cấp độ điều hoà hoạt động gen.
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa và các cấp độ điều hoà hoạt động gen.
b) Nội dung: HS sử dụng sgk và kiến thức cá nhân để thực hiện, trao đổi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
1.GV đưa ra các ví dụ về sự sản xuất protein sữa của thú trong giai đoạn chăm sóc nuôi con sau sinh, ở vi khuẩn E.coli trong môi trường có và không có đường Lactozơ qua hình ảnh.
- Thế nào là điều hoà hoạt động của gen?
- Sự điều hoà hoạt động của gen có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động sống của tế bào?


- Điều hoà hoạt động của gen ở tế bào nhân sơ khác tế bào nhân thực như thế nào?
2.GV phân bảng thành đôi về nội dung các cấp độ điều hòa hoạt động gen.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Hs tiếp nhận, suy nghĩ và lắng nghe.
+ GV giới thiệu cho HS về các cấp độ điều hòa ở 2 nhóm sinh vật.
- Bước 3: Giới thiệu nhiệm vụ tiếp theo.
+ GV giới thiệu bài học chỉ tìm hiểu về sự điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.
I/ Khái quát về điều hoà hoạt động  gen. ( 10’)
1. Khái niệm về điều hoà hoạt động của gen và ý nghĩa :
 Là điều hoà lượng sản phẩm do gen tạo ra.
Ý nghĩa: Đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào luôn phù hợp với điều kiện môi trường cũng như sự phát triển bình thường của cơ thể
2. Các cấp độ điều hoà hoạt động gen:
- ở sinh vật nhân sơ, điều hoà hoạt động gen chủ yếu được tiến hành ở cấp độ phiên mã.
- ở sinh vật nhân thực, sự điều hoà phức tạp hơn ở nhiều cấp độ từ mức ADN (trước phiên mã), đến mức phiên mã, dịch mã và sau dịch mã.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mô hình cấu trúc Ôpêrôn Lac:
a) Mục tiêu: HS hiểu mô hình cấu trúc Ôpêrôn Lac có các thành phần nào, chức năng của chúng khi tham gia điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ.
b) Nội dung: HS quan sát hình, lắng nghe và ghi nhớ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
c) Sản phẩm: Kết quả bài tập dạng ghép đôi.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
1. Giới thiệu về 2 nhà khoa học Mono và Jacop đã tìm ra cơ chế điều hòa hoạt động gen ở Operon  Lac.
2. Giới thiệu sơ đồ mô hình điều hoà của Lac opêrôn.
3. GV đặt câu hỏi thế nào là 1 Operon?
4. Học sinh quan sát hình, lắng nghe GV phân tích các thành phần của 1 Operon  Lac.
3. Yêu cầu học sinh HS làm bài tập tương tác dạng ghép đôi để tìm hiểu về các thành phần của 1 Operon  Lac và chức năng của chúng.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Hs tiếp nhận, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
+ GV tạo hình ảnh trực quan, bố cục dễ phân biệt và ghi nhớ, thiết kế bài tập ghép đôi khoa học thể hiện đầy đủ nội dung phần này.

- Bước 3: Kết quả
+ HS thể hiện kết quả tiếp thu hoạt động qua điểm được chấm của bài tập ghép đôi, và xem lại được đáp án đúng, sai.
 II/ Điều hoà hoạt động của gen ở sinh  vật nhân sơ. ( 20’)
1. Mô hình cấu trúc Ôpêrôn Lac:

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự điều hoà hoạt động của Ôpêrôn Lac
a) Mục tiêu: HS hiểu hơn về điều hoà hoạt động của Ôpêrôn Lac
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh và video, thực hiện hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm: Kết quả bài tập dạng kéo thả để hoàn thành phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
1.Xem video về sự điều hoà hoạt động các gen của ôpêrôn Lac khi môi trường không có lactôzơ và khi môi trường có lactôzơ.
2. Quan sát lại hình ảnh, tóm tắt bằng sơ đồ mô hình điều hoà của Opêrôn Lac khi môi trường không có lactôzơ và khi môi trường có lactôzơ.
3. GV cho HS thực hiện phiếu học tập dạng bài tập dạng kéo thả để tìm hiểu sự điều hòa của  Operon.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Hs tiếp nhận, lắng nghe, suy nghĩ, phân tích so sánh và thực hiện nhiệm vụ.
+ GV tạo video hình ảnh và âm thanh phù hợp, tốc độ vừa phải để HS dễ chú ý, Sơ đồ tóm tắt rõ ràng để dễ phân biệt và ghi nhớ, thiết kế bài tập dạng kéo thả trong phiếu học.





- Bước 3: Kết quả
+ HS thể hiện kết quả tiếp thu hoạt động qua điểm được chấm của bài tập kéo thả khi hoàn thành phiếu học tập, và xem lại được đáp án đúng, sai.
 II/ Điều hoà hoạt động của gen ở sinh  vật nhân sơ. ( 20’)
2. Sự điều hoà hoạt động của ôpêrôn Lac:
a- Khi môi trường không có lactôzơ: Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này gắn vào vùng O -> các gen cấu trúc không hoạt động.
b- Khi môi trường có lactôzơ: Lactôzơ gắn với prôtêin ức chế -> biến đổi cấu hình của prôtêin ức chế-> prôtêin ức chế không thể gắn vào vùng O  -> các gen cấu trúc hoạt động.
 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức thực hiện bài tập GV giao phó.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS qua các bài tập thiết kế nhiều dạng khác nhau: trắc nghiệm một lựa chọn, điền từ khuyết, trắc nghiệm nhiều lựa chọn...
d) Tổ chức thực hiện:
- GV thiết kế các bài tập nhiều dạng khác nhau: trắc nghiệm một lựa chọn, điền từ khuyết, trắc nghiệm nhiều lựa chọn....
- HS làm bài tập và tự xem lại kết quả thực hiện.
*Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
1) Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
2) Chuẩn bị đọc trước bài “Đột biến gen”.
3) Sưu tầm các hình ảnh về Đột biến gen.
 
Thông tin bài học
Điều hòa hoạt đông gen
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/08/2022
Lớp:
Lớp 12
Môn học:
Sinh học
Xem:
4.970
Tải về:
1
Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click vào đây
Thông tin tác giả
Tân Thị Diệp Thư
Họ và tên:
Tân Thị Diệp Thư
Đơn vị công tác:
Trường THPT CAO BÁ QUÁT
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây