Học trực tuyến

Bài 29 - Thấu kính mỏng

  •   Xem: 776
  •   Thảo luận: 0
Thấu kính mỏng (tiết 1)
Môn học/Hoạt động giáo dục: Vật lí; lớp: 11
Thời gian thực hiện: (01 tiết)
I. Mục tiêu
  1. Về kiến thức: 
- Học sinh biết về cấu tạo của thấu kính, khái niệm thấu kính mỏng;
- Học sinh biết về hai loại thấu kính phân kỳ và hội tụ;
- Học sinh biết ký hiệu thấu kính;
- Học sinh biết đường đi tia sáng qua thấu kính;
- Học sinh biết các thông số của thấu kính;
  1. Về năng lực: 
- Tự chủ và tự học;
- Năng lực thuyết trình, trình bày vấn đề vật lí; vẽ hình, dựng hình;
- Năng lực tính toán, chứng minh đại số;
  1. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ, yêu nước.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Bộ thí nghiệm Quang hình lớp 11;
Sách giáo khoa, Youtube, Google Search;
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: Kết nối ứng dụng thực tiễn của thấu kính, kiến thức từ chương trình quang học lớp 9, chương Mắt và các dụng cụ quang học của lớp 11 với bài học Thấu kính mỏng.
b) Nội dung c) Sản phẩm
GV: Mời các em cùng xem? Các em nhắc lại khái niệm chùm sáng song song, chùm sáng phân kỳ, chùm sáng hội tụ đã học ở lớp 9?
Nêu khái niệm
GV: Các em hãy vẽ hình biểu diễn chùm 5 tia sáng song song, chùm 5 tia sáng phân kỳ, chùm 5 tia sáng hội tụ?
Học sinh vẽ hình

GV: Vẽ tiếp đường truyền tia sáng sau qua lăng kính?
- Clip highlight thấu kính
- Chùm sáng song song là chùm sáng có các tia sáng song song với nhau.
- Chùm sáng phân kỳ là chùm sáng có xu hướng mở rộng dần ra theo hướng truyền của ánh sáng.
- Chùm sáng hội tụ là chùm sáng có xu hướng thu gọn vào và cắt nhau tại 1 điểm theo hướng truyền của ánh sáng.

Lý thuyết và bài tập hiện tượng tán sắc ánh sáng (đầy đủ)
d) Tổ chức thực hiện: Như vậy sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở trên chúng ta đã ghi nhớ lại được 1 số khái niệm liên quan tới nội dung bài học ngày hôm nay. Vậy các tia sáng và chùm tia sáng truyền qua thấu kính như thế nào? Có giống với khi chúng truyền qua lăng kính không? Ta cùng tìm hiểu nội dung bài ngày hôm nay – Thấu kính mòng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).
a) Mục tiêu: 
- Tìm hiểu cấu tạo của thấu kính, so sánh với cấu tạo của lăng kính;
- Tìm hiểu các yếu tố cấu thành thấu kính, so sánh với lăng kính;
- Rút ra kết luận về đường truyền của ánh sáng qua thấu kính;
- Thực hiện vẽ ảnh của một điểm sáng, vật phẳng qua thấu kính sau khi có kết luận về đường truyền của ánh sáng qua thấu kính;
b) Nội dung c) Sản phẩm
GV: Cho học sinh quan sát các thấu kính (trong bộ thí nghiệm quang hình)? Hãy nêu cấu tạo của thấu kính, so sánh với lăng kính để ghi nhớ kiến thức.











GV: Dự đoán tia sáng khi đi qua thấu kính có giống hay khác với khi đi qua lăng kính?
I. Thấu kính, phân loại thấu kính
1. Định nghĩa: Khối chất trong suốt được giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt cong với một mặt phẳng.
So sánh với lăng kính:
Thấu kính Lăng kính
Khối chất trong suốt Khối chất trong suốt
Giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc 1 mặt cầu với một mặt phẳng Giới hạn bởi 2 mặt phẳng cắt nhau
Dự đoán: Tia sáng qua thấu kinh sẽ truyền khác với tia sáng qua lăng kính.
GV: Nghiên cứu tài liệu phân loại thấu kính, ký hiệu của mỗi loại thấu kính như thế nào? 2. Phân loại thấu kính, ký hiệu
Hội tụ (lồi) Phân kỳ(lõm)


Ký hiệu:
Ký hiệu:
GV: Vẽ hình và chỉ ra trục chính, quang tâm, tiêu điểm vật chính, tiêu điểm ảnh chính của thấu kinh? Tiêu diện, tiêu cự của thấu kính là gì? II. Khảo sát thấu kính

Trục chính OΔ; tiêu điểm vật chính F; tiêu điểm ảnh chính F’.
Tiêu cự
Thấu kính hội tụ
Thấu kính phân kỳ
Tiêu diện:
Thấu kính mỏng, Các công thức thấu kính mỏng, tiêu cự thấu kính phân kỳ, thấu kính hội tụ - Vật lý 11 bài 29 
GV: Nghiên cứu tài liệu và cho biết hướng truyền của các tia sáng khi qua lăng kính (Chú ý tia tới và tia ló, miêu tả bằng hình vẽ)? III. Đường truyền các tia sáng có vị trí đặc biệt
Tia tới truyền qua quang tâm O, tia ló tiếp tục truyền thẳng
Tia tới truyền song song với trục chính, tia ló có hướng đi qua tiêu điểm ảnh

Tia sáng tới truyền qua tiêu điểm vật chính, tia sáng ló song song với trục chính
GV: Nghiên cứu tài liệu và cho biết, muốn vẽ ảnh của một điểm qua thấu kính ta làm thế nào? Vẽ hình cho 01 ví dụ với thấu kính hội tụ; 01 ví dụ với thấu kính phân kỳ. Kết luận về tính chất thật, ảo của ảnh? IV. Ảnh của một điểm sáng qua thấu kính
Dùng 2 tia đặc biệt đã học. Ảnh của điểm sáng là giao điểm của các tia ló hoặc đường kéo dài của chúng
 Ảnh thật
Ảnh ảo
d) Tổ chức thực hiện: Như vậy chúng ta đã nghiên cứu được các nội dung: Định nghĩa, cấu tạo thấu kính, so sánh được cấu tạo của thấu kính với lăng kính, cũng vẽ được đường truyền của các tia sáng có vị trí “đặc biệt” khi qua lăng kính, nêu được phương pháp vẽ ảnh của một điểm sáng nằm ngoài trục chính. Tiết học sau chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp vẽ ảnh của một vật phẳng, tìm và chứng minh công thức của thấu kính, từ đó làm các bài tập về thấu kính và hệ thấu kính. Thời gian còn lại của tiết học chúng ta cùng làm một số bài tập để khắc sâu kiến thức đã học nhé.
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Giải các bài tập, khắc sâu nội dung kiến thức đã học.
b) Nội dung c) Sản phẩm
GV: Các em cùng làm bài tập trắc nghiệm. Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm trong cấu tạo của thấu kính?
A. Có thể giới hạn bởi một mặt cầu và một mặt phẳng.
B. Là khối chất trong suốt.
C. Có thể giới hạn bởi 2 mặt cầu.
D. Được giới hạn bởi 2 mặt phẳng cắt nhau.
Câu 2: Hình nào là hình vẽ đúng ký hiệu của thấu kính hội tụ?
A.               B.
C.                     D.
Câu 3: Trong các hình sau hình nào vẽ đúng về đường truyền của tia sáng?
A.           B.
C.              D.

d) Tổ chức thực hiện: Như vậy chúng ta cần ghi nhớ cấu tạo của thấu kính, ký hiệu 2 loại thấu kính, đường đi các tia sáng có vị trí đặc biệt qua các thấu kính. Sau đây chúng ta cùng đến với phần vận dụng
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vẽ ảnh của các điểm sáng cho trước qua thấu kính.
b) Nội dung c) Sản phẩm
Vẽ ảnh của các điểm sáng cho trước qua thấu kính.
a)  
b)

c)
d)
 
a)
b)
c)
d)

d) Tổ chức thực hiện: Về nhà các em tìm hiểu cách vẽ ảnh của một điểm nằm trên trục chính từ đó rút ra khái niệm trục phụ và tiêu điểm phụ; tìm hiểu trước việc vẽ ảnh của vật phẳng, chứng minh công thức của thấu kính.
Làm bài: Từ 29.1 đến 29.7 sách Bài tập vật lí 11.

 
Thông tin bài học
Bài học Tiết 1 bài Thấu kính mỏng. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu các khái niệm về thấu kính, đường truyền tia sáng qua thấu kính, vẽ ảnh của điểm sáng nằm ngoài trục chính qua thấu kính.
Bài 29 - Thấu kính mỏng
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 11
Môn học:
Vật lí
Xem:
776
Tải về:
Thông tin tác giả
Ngô Quý Cẩn
Họ và tên:
Ngô Quý Cẩn
Đơn vị công tác:
THPT Trần Nguyên Hãn
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây