Thời gian | Các hoạt động dạy và học chủ yếu | Slide trình chiếu |
2 phút |
|
Slide 3: Giới thiệu bản thân |
4 phút |
- Tạo không khí vui vẻ, hứng thú cho HS khi tìm hiểu về “Ngày-giờ, giờ-phút”, kết nối vào bài học. - HS nắm được yêu cần cần đạt, nội dung tiết dạy * Cách tiến hành - GV cho xem video bài hát: “Mấy giờ rồi” - Học sinh lắng nghe bài hát và quan sát, theo dõi giờ giấc vui chơi và sinh hoạt của các bạn nhỏ trong video. - Dẫn vào bài mới: Đặt vấn đề: Trong một ngày có bao nhiêu giờ và có mấy buổi trong một ngày. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 29: Ngày-giờ, giờ-phút trong sách Toán lớp 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. - GV nêu yêu cầu cần đạt và nội dung tiết học |
Slide 4: Khởi động Slide 5 Video bài hát Slide 6 Giới thiệu bài Slide 7 Yêu cầu cần đạt Slide 8 Nội dung bài học |
10 phút |
*Mục đích: - HS biết được một ngày có 24 giờ, một giờ có 60 phút. *Cách tiến hành: -GV giới thiệu 3 thử thách, tổ chức HS tham gia cuộc phỏng vấn để trả lời các câu hỏi và nhận được kiến thức mới. - Đặt gói các câu hỏi: + Đối với em, mỗi ngày trôi qua nhanh hay chậm, em đã làm được những việc gì? + Mỗi ngày trôi qua thật nhanh. Vậy em có biết một ngày có bao nhiêu giờ không? + Đố các em, một giờ có bao nhiêu phút? - HS lựa chọn câu trả lời trong cuộc hội thoại và nhận kiến thức mới. - GV kết luận: Một ngày có 24 giờ, một giờ có 60 phút. - GV yêu cầu HS tham gia thử thách 1: Nối nội dung thích hợp + 1 ngày …(24 giờ) + 1 giờ …. (60 phút) - HS làm bài tập ghép đôi (có thể làm bài tập tương tác nhiều lần dể vượt qua thử thách) II. Nội dung kiến thức 2: Các giờ đúng gắn với các buổi trong ngày. *Mục đích: - HS phân biệt được giờ theo buổi trong một ngày. *Cách tiến hành: - GV hướng dẫn: + Một ngày có 24 giờ. 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. + Một ngày có 5 buổi: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối, buổi đêm. - Các giờ đúng gắn với các buổi trong ngày: + Buổi sáng: 1 giờ sáng, 2 giờ sáng, 3 giờ sáng, 4 giờ sáng, 5 giờ sáng, 6 giờ sáng, 7 giờ sáng, 8 giờ sáng, 9 giờ sáng, 10 giờ sáng. + Buổi trưa: 11 giờ trưa và 12 giờ trưa. + Buổi chiều: 1 giờ chiều (13 giờ), 2 giờ chiều (14 giờ), 3 giờ chiều (15 giờ), 4 giờ chiều (16 giờ), 5 giờ chiều (17 giờ), 6 giờ chiều (18 giờ). + Buổi tối: 7 giờ tối (19 giờ), 8 giờ tối (20 giờ), 9 giờ tối (21 giờ) + Buổi đêm: 10 giờ đêm (22 giờ), 11 giờ đêm (23 giờ), 12 giờ đêm (24 giờ) - Phát triển năng lực: GV hỏi: 10 giờ đêm, 11 giờ đêm, 12 giờ đêm còn được gọi như thế nào? - HS làm bài tập tương tác: Các giờ buổi dêm còn gọi như thế nào? Hãy kéo số giờ bên thả vào ô trống các giờ buổi đêm. - GV chốt: Một ngày có 24 giờ và các giờ trong ngày được chia vào 5 buổi. - GV yêu cầu HS tham gia thử thách 2: Tìm các giờ tương ứng với các buổi trong ngày. - HS làm bài tập kéo thả các giờ vào các buổi tương ứng.
- Liên hệ giáo dục: Cần thức dậy sớm tập thể dục để chuẩn bị cho ngày mới đầy năng lượng. III. Nội dung kiến thức 3: Giới thiệu đồng hồ điện tử *Mục đích: - HS đọc được giờ trên đồng hồ điện tử - Hình thành năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán (đồng hồ). *Cách tiến hành: - GV giới thiệu đồng hồ điện tử. - GV so sánh đồng hồ kim và đồng hồ điện tử. Đưa ra nhận xét: Cả hai đồng hồ đều có thể xem giờ. - GV hỏi: Quan sát mặt đồng hồ kim và đồng hồ khác nhau như thế nào? - HS suy nghĩ và tự trả lời miệng. - GV chốt: + Mặt đồng hồ kim có 12 số, muốn xem giờ cần quan sát kim giờ và kim phút. + Đồng hồ điện tử hiện số giờ trên màn hình. - GV hướng dẫn cách xem giờ trên đồng hồ điện tử: + Số ở trước hiển thị số giờ. + Số ở sau hiển thị số phút. - GV yêu cầu HS cùng đọc số giờ trên đồng hồ điện tử: mười lắm giờ (hay 3 giờ chiều) - Để tổng kết 3 nội dung kiến thức đã học, GV yêu cầu HS tham gia thử thách 3: Những câu nào đúng? - HS làm bài tập dạng chọn nhiều đáp án. Bộ 6 câu hỏi thử thách 3: 24 phút = 1 giờ . Buổi sáng từ 1 giờ sáng đến 11 giờ sáng. Buổi tối từ 19 giờ đến 21 giờ. 22 giờ hay còn gọi là 10 giờ tối. 24:00 của một ngày trùng với 00:00 ngày hôm sau. Đồng hồ bên chỉ 23 giờ, hay còn gọi là 11 giờ đêm. - Tổng kết thử thách: Xin chúc mừng nhà thông thái đỉnh cao. Cô rất tự hào về em. Vậy là chúng mình đã nắm vững kiến thức về thời gian. Bây giờ hãy áp dụng vào thực hành nhé! |
Slide 9: Khám phá Slide 10: Phỏng vấn kiến thức Slide 11 Thử thách 1 Slide 12: 1 ngày = 24 giờ Slide 13 Các giờ đúng gắn với các buổi trong ngày Slide 14: Bài tập Thử thách 2 Slide 15: Đồng hồ điện tử Slide 16 Thử thách 3 Tổng kết thử thách |
3 phút |
- HS thực hành kiến thức đã học vào làm bài tập. - Vận dụng xem giờ vào thực tế. - Giáo dục HS vui chơi và ngủ đúng giờ. Bài 1: Điền và ghi số. - GV hướng dẫn: Hãy cho biết Nam làm gì lúc mấy giờ bằng cách quan sát đồng hồ trong mỗi bức tranh và điền số giờ thích hợp vào bên dưới. + Nam và bố đi câu cá lúc…giờ chiều; + Nam và bố đọc sách lúc…giờ tối. + Lúc … giờ đêm, Nam đang ngủ. - HS làm bài tập dạng điền số. + Tranh 1: 4 giờ chiều + Tranh 2: 8 giờ tối + Tranh 3: 10 giờ đêm Bài 2: Chọn đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với mỗi bức tranh - GV hướng dẫn + Tranh a) Hôm nay trời nắng lên rất đẹp. Đố các em các bạn nhỏ đang chơi đá bóng lúc mấy giờ? + Tranh b) Tương tự, cô gái đã tắt đèn đi ngủ. Vậy lúc này là mấy giờ nhỉ? - HS làm bài tập dạng đúng sai. + Tranh a: 15 giờ. + Tranh b: 23 giờ - GV liên hệ giáo dục qua mỗi bức tranh. + Tranh a) Em cần tham gia các hoạt động thể thao để nâng cao sức khỏe. + Tranh b) hãy ngủ đúng giờ, tốt nhất là trước 10 giờ đêm. - Tổng kết kết quả bài tập thực hành: Chúc mừng! Em đã biết xem giờ rồi đấy. Nào hãy cùng vận dụng thôi |
Slide 17: Thực hành Slide 18: Bài 1 Bài 2 Kết quả |
7 phút | D. Vận dụng *Mục đích - HS phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận khi tham gia trò chơi. - Vận dụng xem giờ vào thực tế. * Cách tiến hành - GV cho HS chơi: “Du hành thời gian cùng Doraemon” - GV đưa ra tình huống: Doraemon đến từ thế giới tương lai để nhờ các bạn nhỏ giúp đỡ tìm Nobita ham chơi bị mất tích. - Luật chơi: + Trò chơi gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm. + Ở mỗi câu hỏi, các bạn sẽ có thời gian 30 giây để đưa ra đáp án. + Bạn chỉ có 2 lần trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ được chỉ dẫn đi tìm Nobita, trả lời sai sẽ phải tự đi tìm cậu ấy. - Qua từng tình huống trong câu chuyện sẽ có 1 câu hỏi, HS sẽ làm bài tập tương tác dạng chọn một đáp đúng, dạng đúng sai và dạng kéo thả để thực hiện. - Bộ 6 câu hỏi trò chơi vận dụng: Câu 1: Đêkhi vào lớp lúc mấy giờ?
Câu 2: Xuka nấu ăn vào thời gian nào?
Câu 3: Nửa ngày có bao nhiêu giờ nhỉ?
Câu 4: Chai-en hát lúc mấy giờ?
Câu 5: Buổi đêm hay còn gọi là buổi gì?
Câu kết: Kéo đồng hồ và thả vào khăn trùm thời gian tương ứng 07:00 , 15:00 , 11:00 , 23:00 , 19:00 Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối, buổi đêm. |
Slide 19: Vận dụng Slide 20: Giới thiệu trò chơi và cách chơi. Slide 21 Slide 22 Slide 23 Slide 24 Slide 25 Slide 26 Slide 27 Slide 28 Slide 29 Slide 30 Slide 31: Trò chơi kết thúc |
1 phút |
- Dặn dò: Trong mỗi hoạt động, hãy để ý đến thời gian và đọc giờ tương ứng. - GV chào tạm biệt, hẹn gặp lại. |
Slide 32: Kết bài |
1 phút |
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, VBT Toán lớp 2 tập 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống. - Sách giáo khoa điện tử https://hanhtrangso.nxbgd.vn/ - Tham khảo video, hình ảnh trên website dạy học OLM, DreamTV, youtube, google... 2. Phần mềm sử dụng - Phần mềm ispring suite 10. - Phần mềm Camtasia 9. - Cắt, ghép nhạc, ghi âm trực tuyến. - Công cụ Livewordsheets |
Slide 33: Cảm ơn – Tài liệu tham khảo |
* Bài tập rèn luyện https://www.liveworksheets.com/c?a=s&s=To%C3%A1n&t=lnci7g7a2od&sr=n&ms=uz&l=iy&i=dfsdctu&r=le&db=0&f=dzduuuzd&cd=palko3b3d5jnloinepnkzxar2ngnxxxgnxg |
Ý kiến bạn đọc