Học trực tuyến

Môi trường vùng núi

  •   Xem: 1414
  •   Thảo luận: 0
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
  * Ổn định: (1 phút)
  * Kiểm tra: Gv có thể lồng ghép khi hỏi nội dung bài mới có liên đến kiến thức cũ.
  A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5 phút)
  1. Mục tiêu:
- HS vận dụng vốn hiểu biết và sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết môi trường vùng núi. Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết -> Kết nối với bài học ...=> tạo hứng thú trong học tập.
  2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân
  3. Phương tiện: Video về cảnh quan vùng núi.
   Bước 1: Giao nhiệm vụ                
  HS theo dõi video. Sau đó cho biết trong đoạn video nói đến cảnh quan gì? Ở đâu?
   Bước 2: HS quan sát video và bằng hiểu biết để trả lời.
   Bước 3: HS báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét.
   Bước 4: GV chuẩn kiến thức và dẫn dắt HS vào bài.   
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
* Hoạt động 1:Tìm hiểu đặc điểm của môi trường vùng núi. (16 phút)
a)  Mục tiêu: HS trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi: khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn núi.
b) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, đàm thoại… KT học tập hợp tác …
c) Hình thức tổ chức: Cá nhân/cặp đôi
Hoạt động của gv & hs Nội dung
* Khí hậu:
- HS nhắc lại kiến thức cũ, GV cho điểm tạo hứng thú trong học tập. Cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu. (vĩ độ, độ cao, vị trí gần hay xa biển, dòng biển, địa hình …)
- GV nhấn mạnh ở vùng núi, độ cao có ảnh hưởng lớn đến khí hậu.
Bước 1:  GV hướng dẫn HS dựa vào thông tin SGK, H23.1, H23.2; kiến thức đã học trao đổi theo nhóm cặp và lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Quan satsH 23.1. Tại sao ở đới nóng quanh năm có nhiệt độ cao, lại có tuyết phủ trắng trên đỉnh núi?
- Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào theo độ cao? (càng lên cao nhiệt độ càng giảm)
- Tại sao ở đới nóng quanh năm có nhiệt độ cao lại có tuyết phủ trắng đỉnh núi? (càng lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi) => khí hậu vùng núi thay đổi như thế nào?
- HS đọc giới hạn băng tuyết vĩnh cửu của đới nóng và đới ôn hoà, cho biết vì sao lại có sự khác nhau đó?
- Ngoài thay đổi theo độ cao còn thay đổi tuỳ thuộc yếu tố nào nữa?(hướng sườn núi)
- HS quan sát H 23.2 cho biết sườn nào nhận được nhiệt nhiều hơn? Vì sao? (Sườn nam vì tia sáng chiếu vuông góc-là sườn đón nắng)
- Sườn đón nắng gió khí hậu thế nào? (ấm, ẩm)
- Sườn khuất nắng gió thế nào? (nóng hoặc lạnh và khô hơn)
- GV bổ sung cụ thể hơn về độ ẩm cũng như nhiệt độ ở các sườn núi.        
- GV chuyển ý
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…
Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Sau đó GV cho HS trả lời câu hỏi( bài tập trắc nghiệm) để HS trả lời.Rồi đi đến kết luận
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn xác kiến thức.
HĐ (tt) Bước 1:  GV hướng dẫn HS quan sát H 23.3 làm việc theo yêu cầu sau:
+ So sánh độ cao của từng vành đai tương tự giữa 2 đới?
+ Đặc điểm khác nhau nổi bật về sự phân tầng thực vật theo độ cao ở 2 đới?
Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.
Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn xác kiến thức.
Độ cao (m) Đới ôn hoà Đới nóng
200 - 900
900 - 1600
1600 - 3000
3000 - 4500
4500 - 5500
    >5500
rừng lá rộng
rừng hỗn giao
rừng lá kim - đồng cỏ núi cao
tuyết vĩnh cửu
tuyết vĩnh cửu
tuyết vĩnh cửu
rừng rậm
rừng cận nhiệt trên núi
rừng hỗn giao ôn đới trên núi
rừng lá kim ôn đới núi cao
đồng cỏ núi cao
tuyết vĩnh cửu
- Sự khác nhau giữa phân tầng thực vật:
+ Các tầng thực vật ở đới nóng nằm cao hơn
+ Đới nóng có vành  đai rừng rậm.

* Thực vật:
Bước 1: GV giới thiệu sơ đồ phân tầng thực vật ở dãy núi Anpơ. HS quan sát trao đổi theo nhóm cặp và lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Cây cối phân bố từ chân -> đỉnh núi như thế nào? (thành các vành dai)
+ Có mấy vành đai? Giới hạn của mỗi đai?
+ Vì sao thực vật lại có sự phân hoá theo độ cao?
+ Vậy sự thay đổi của khí hậu vùng núi ảnh hưởng tới thực vật như thế nào?
+ So sánh với sự thay đổi thực vật theo vĩ độ? (Sự phân tầng thực vật thành các đai cao từ chân núi lên đỉnh núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao)
+ Sự phân bố cây cối giữa sườn đón - khuất nắng có sự khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? (các đai ở sườn đón nắng mọc cao hơn vì ấm hơn)
- Ngoài hướng sườn, độ dốc có ảnh hưởng gì đến thực vật?
- Độ dốc còn ảnh hưởng đến tự nhiên – kinh tế vùng núi như thế nào?(lũ, xói mòn, giao thông..)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc với bạn cùng bàn và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…
Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn xác kiến thức.
GV cho HS xem video vụ sạc lở đất ở tỉnh Quảng Nam vào chiều 11/11/2020
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường vùng núi? (Cần trồng và bảo vệ rừng,…)
- GV bổ sung và nhấn mạnh: các hoạt động của con người làm gia tăng tác động ngoại lực đến địa hình vùng núi.
1. Đặc điểm môi trường:



























+ Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn núi.




- Thay đổi theo độ cao: Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao ở 2 sườn núi(từ thấp lên cao là rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, đồng cỏ và tuyết).

- Thay đổi theo hướng sườn núi: những sườn đón gió ẩm và sườn đón nắng thường có mưa nhiều, cây cối tươi tốt hơn sườn khuất gió và sườn khuất nắng hoặc đón gió lạnh.


 
* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm cư trú của con người ở môi trường vùng núi.(10p)
a) Mục tiêu:
- Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới.
- Quan sát, phân tích ảnh địa lí.( ảnh về các bản làng của người Mèo, người Tày, người Mường...)
b) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, đàm thoại… KT học tự học…
c) Hình thức tổ chức: Cá nhân
Bước 1:  GV hướng dẫn HS dựa vào thông tin SGK, và xem tranh ảnh gv trình chiếu kết hợp  vốn hiểu biết lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Ở nước ta và các nước trên thế giới vùng núi là địa bàn cư trú của các dân tộc nào?
- So sánh mật độ dân số vùng núi với đồng bằng?       
- Đặc điểm cư trú của người dân vùng núi phụ thuộc vào điều kiện gì? (địa hình, khí hậu, tài nguyên...)
- Cho biết đặc điểm cư trú của các dân tộc ở các vùng núi trên thế giới? Xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới.
(+ Châu Á, Phi các dân tộc thường sống ở vùng núi thấp, mát mẻ, nhiều lâm sản.
+ Nam Mĩ các dân tộc ưa sống ở độ cao >3000m vì cần có mặt bằng để trồng trọt và chăn nuôi.
+ Châu Âu các dân tộc sống ở chân núi đón nắng vì ấm
+ Vùng Sừng châu Phi sống tập trung trên các sườn núi cao đón gió có nhiều mưa, mát mẻ.)
- Cho biết đặc điểm cư trú của một số dân tộc ít người ở nước ta? (thói quen cư  của: người Mèo ở trên núi cao; người Tày ở lưng chừng núi, núi thấp; người Mường ở núi thấp, chân núi …)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn xác kiến thức.
GV cho HS làm bài tập để chốt lại nội dung phần 2
2. Cư trú của con người:














- Là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Dân cư thưa thớt


- Ở những vùng núi khác nhau đặc điểm cư trú của người dân khác nhau.
- Đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới(sgk)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Cá nhân, nhóm - 6 phút)
GV trình chiếu hệ thống 9 câu hỏi bằng trò chơi “Nhổ củ cà rốt”
Bước 1: Gv hướng dẫn HS cách chơi
Bước 2: HS tự hoàn thành các câu hỏi
Câu 1: Các vùng núi thường là cư trú của:
A. những người theo Hồi Giáo.                                B. phần đông dân số.
C. các dân tộc ít người.                                             D. người di cư.
Câu 2:  Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự thay đổi khí hậu theo độ cao:
A. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.                  B. Càng lên cao không khí càng loãng.
C. Càng lên cao áp suất càng tăng.            D. Càng lên cao lượng oxi trong không khí càng ít.
Câu 3: Đới ôn hoà không có vành đai thực vật:
A. Đồng cỏ núi cao.                           B. Rừng rậm.
C. Rừng hỗn giao.                              D. Rừng lá kim.
Câu 4. Ở vùng vùng núi nhiệt đới nước ta, rừng phát triển tốt thường tập trung ở sườn núi
A. Đón nắng.                                         B. Khuất nắng.
C. Đón gió mùa hạ.                               D. Đón gió mùa Đông Bắc.
Câu 5: Ở đới ôn hòa lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?
A. 3000m.                         B. 4000m.                    C. 55000m.                      D. 6500m.
Câu 6. Ở vùng núi ôn đới Bắc bán cầu, sườn đón nắng nhiều, cây cối tốt tươi, thông thường là sườn núi
A. Phía Bắc.                   B. Phía Nam.               C. Phía Đông.                    D. Phía Tây.
Câu 7. Sự phân tầng thực vật theo độ cao là do ảnh hưởng của sự thay đổi
A. Đất đai theo độ cao.                                           B. Khí áp theo độ cao.
C. Lượng mưa theo độ cao.                                    D. Nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao.
Câu 8. Ở đới nóng lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?
A. 3000m.                        B. 4000m.                    C. 5500m.                              D. 6500m
Câu 9. Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo:
 A. Độ cao.                       B. Mùa.                        C. Chất đất.                            D. Vùng.
* Sản phẩm:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
T.L C C B C A B D C A

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG MỞ RỘNG:  (4 phút) Dựa vào sơ đồ các hướng sườn núi ở 2 bán cầu Bắc và Nam được đánh số 1, 2,…. dưới đây, hãy xếp thứ tự các sườn đón nắng nhiều nhất đến ít nhất.
 
  Giải vở bài tập Địa Lí 7 | Giải VBT Địa Lí 7

* Hướng dẫn tự học- Học bài theo câu hỏi sách giáo khoa
+ Ôn lại các kiến thức đã học, bài tập sgk và tập bản đồ.
+ Trả lời câu hỏi cuối mỗi bài, lập thành đề cương.
- Chuẩn bị nội tiết tiếp theo: Thế giới rộng lớn và đa dạng./.
Thông tin bài học
Môi trường vùng núi
Môi trường vùng núi
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 7
Môn học:
Địa lí
Xem:
1.414
Tải về:
Thông tin tác giả
Bùi Thị Mỹ Lệ
Họ và tên:
Bùi Thị Mỹ Lệ
Đơn vị công tác:
Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây