Học trực tuyến

Đối lưu - Bức xạ nhiệt

  •   Xem: 170
  •   Tải về: 12
  •   Thảo luận: 0


BỘ GIÁO GỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----š›&š›-----

Description: SACH%20BUT=3                                                           
                                                           






CUỘC THI THIẾT  KẾ BÀI GIẢNG ELEARNING,
 


BÀI GIẢNG
ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT

LỚP 8 - MÔN VẬT LÝ - HỌC KÌ II -TIẾT 27

            Giáo viên: Phùng Thị Ngọc Hoa- Phạm Thị Tuyết
            Email: dungvt82vn@gmail.com
            Điện thoại: 0963 566 929
            Trường: THCS Thái Hòa
            Xã Thái Hòa- Huyện Ba Vì – TP. Hà Nội







Tháng 11/2021

BẢN THUYẾT MINH
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ  ELEARNING


   I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Tác giả: Phùng Thị Ngọc Hoa – Phạm Thị Tuyết
- Điện thoại: 0963566929
- Email: dungvt82vn@gmail.com
- Quận/huyện: Ba Vì
- Tên sản phẩm: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
- Tên môn (lĩnh vực): Vật lý
- Lớp: 8
- Trường: THCS Thái Hòa – Ba Vì – Hà Nội                    
II. Kế hoạch bài dạy
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
  - Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
  - Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào. Biết ứng dụng hiện tượng đối lưu và bức xạ nhiệt trong việc xây dựng nhà ở…
  - Tìm được ví dụ thực tế về bức xạ nhiệt.
  - Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không.
          - Tìm được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu
          - Tìm được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt..
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, thí nghiệm, để tìm hiểu vấn đề về các vấn đề về sự đối lưu, bức xạ nhiệt.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề về sự đối lưu, bức xạ nhiệt. Có thể tự thiết kế thí nghiệm về các hình thức truyền nhiệt của các chất tương tự như thí nghiệm sách giáo khoa bằng dụng cụ thực tế.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN:
+ Nhận biết được qua các thí nghiệm H 23.1; 23.2 sự truyền nhiệt bằng cách tạo thành dòng gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu xảy ra cả ở chất khí thông qua thí nghiệm H23.3.
+ Nhận biết được qua thí nghiệm H 23.4; 23.5 sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng là bức xạ nhiệt. Bức xạ nhiệt xảy ra ở chất khí và cả ở chân không.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
+ Đề xuất vấn đề và đặt câu hỏi: Vậy còn chân không sẽ truyền nhiệt như thế nào? Nhiệt năng từ Mặt Trời truyền đến Trái Đất bằng hình thức nào? Tìm hiểu tiếp thí nghiệm H 23.4 và 23.5 để giải quyết vấn đề câu hỏi vừa đặt ra.
 - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:
+ Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên
+ Vận dụng được kiến thức về sự dẫn nhiệt để giải thích và dự đoán những trường hợp cụ thể để ứng dụng vào thực tế.
+ Nêu được VD về đối lưu, bức xạ nhiệt trong đời sống. Vận dụng được kiến thức về hình thức truyền nhiệt của các chất vào đời sống thực tế.
3. Phẩm chất:
- Trung thực, nghiêm túc trong học tập.
- Có tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Hứng thú học tập bộ môn, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học:
  - Bộ dụng cụ thí nghiệm hình 23.3: 1 giá thí nghiệm, 1 nhiệt kế, 1 cốc thuỷ tinh, 1 lưới đốt, 1 đèn cồn, 1 gói thuốc tím.
- Thí nghiệm hình 23.2, 23.5: 1
- Hình ảnh, video
- Máy tính, điện thoại thông minh.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
- Máy tính, điện thoại thông minh.
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS đi vào tìm hiểu bài mới
- Tổ chức tình huống học tập
b. Nội dung:
- Tạo tình huống học tập
c. Sản phẩm:
Quan sát video tình huống
Nội dung trình chiếu
 
Mục tiêu và ý tưởng thiết kế

Mở đầu bài học là video thí nghiệm của các bạn học sinh vừa để gây hứng thú cho học sinh, mặt khác đặt vấn đề cho bài học đối lưu – bức xạ nhiệt
 
Video cô giáo đặt vấn đề cho bài học
 
 








 


B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động : Tìm hiểu hiện tượng đối lưu
a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được thế nào là đối lưu. Biết và giải thích được các ứng dụng của đối lưu trong đời sống và sản xuất.
b. Nội dung: Video thí nghiệm, gói câu hỏi, hình ảnh
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
 
Hoạt động của GV - HS Slide minh họa
 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 - Hướng dẫn HS quan sát video thí nghiệm về sự đối lưu
- Hướng dẫn HS hoàn thành gói câu hỏi  để tìm hiểu về hiện tượng đối lưu.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Quan sát video thí nghiệm.
- Hoàn thành gói câu hỏi để giải thích sự tạo thành dòng đối lưu
- Lắng nghe, để  biết và giải thích được các hiện tượng liên quan đến đối lưu trong đời sống và sản xuất
* Bước 3: Báo cáo kết quả
- Kích chuột hoàn thành gói câu hỏi tìm hiểu về sự đối lưu
 
 
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời đúng: Đáp án của câu hỏi là nội dung cần tìm hiểu, GV động viên bằng lời và hình ảnh
- HS không trả lời được HS thông báo về đáp án đúng.
GV chốt kiến thức: Đối lưu là sự truyền nhiệt năng bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
 
 





Hoạt động 3: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là bức xạ nhiệt, đặc điểm của vật hấp thụ tốt các tia nhiệt, lấy và giải thích được các ứng dụng của hiện tượng bức xạ nhiệt trong thực tế.
b. Nội dung: Video thí nghiệm, gói câu hỏi, hình ảnh
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
 
Hoạt động của GV - HS Slide minh họa
 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 - Hướng dẫn HS quan sát video thí nghiệm về sự bức xạ nhiệt
- Hướng dẫn HS hoàn thành gói câu hỏi  để tìm hiểu về vai trò của oxygen với sự cháy
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Quan sát video thí nghiệm.
- Hoàn thành gói câu hỏi củng cố và khắc sâu kiến thức về bức xạ nhiệt.
- Lắng nghe, xem video để  biết về ứng dụng của bức xạ nhiệt trong đời sống hàng ngày.
* Bước 3: Báo cáo kết quả
- Kích chuột hoàn thành gói câu hỏi tìm hiểu về hiện tượng bức xạ nhiệt.
 
 
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời đúng: Đáp án của câu hỏi là nội dung cần tìm hiểu, GV động viên bằng lời và hình ảnh
- HS không trả lời được GV thông báo về đáp án đúng.
GV chốt kiến thức:
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
- Vật có bề mặt xù xì, sẫm màu thì hấp thụ tốt tia nhiệt
 
 
C. LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ
Hoạt động 4: Củng cố - Luyện tập – Vận dụng
a. Mục tiêu: Học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi vận dụng thực tế
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm rõ mục tiêu
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nghe giảng.
-  Hoàn thành gói câu hỏi.
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi
 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập :
- Quan sát sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức.
- Trả lời gói câu hỏi luyện tập
- Chơi trò chơi “quizzi”.

 
- Báo cáo kết quả:
- Kích chuột hoàn thành gói câu hỏi luyện tập vận dụng.
 
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời đúng: Đáp án của câu hỏi là nội dung cần tìm hiểu, GV động viên bằng lời và hình ảnh
- HS không trả lời được HS được thông báo về đáp án đúng.
 




                                              Thái Hòa, tháng 11 năm 2021
      Người thực hiện


                     Phùng Thị Ngọc Hoa
Phạm Thị Tuyết
 
Thông tin bài học
Đối lưu - Bức xạ nhiệt
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/08/2022
Lớp:
Lớp 8
Môn học:
Vật lí
Xem:
1.889
Tải về:
12
Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click vào đây
Thông tin tác giả
Phạm Thị Tuyết, Phùng Thị Ngọc Hoa
Họ và tên:
Phạm Thị Tuyết, Phùng Thị Ngọc Hoa
Đơn vị công tác:
Trường THCS Thái Hoà
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây