Học trực tuyến

Trung thực

  •   Xem: 643
  •   Thảo luận: 0
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN GDCD 7
Bài 2:   TRUNG THỰC
I. Mục tiêu bài học :  Giúp học sinh:                                  
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là trung thực.
- Hiểu biểu hiện của lòng trung thực.
- Hiểu ý nghĩa của trung thực.
2. Kĩ năng:
- Giúp HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và có biện pháp rèn luyện tính trung thực.
3.Thái độ:
- Hình thành ở học sinh thái độ quí trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực.
II. Năng lực dạy học được hướng tới :
1. Năng lực chung :
- Năng lực tự học.
- Năng lực tự giải quyết vấn đề.
- Năng lực quản lí
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
2. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm với công dân với cộng đồng đất nước.
- Năng lực giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
III. Chuẩn bị của thầy và trò :
1. Thầy:
- Truyện kể, ca dao, tục ngữ nói về trung thực.
- Bảng phụ, phiếu học tập. 
2. Trò: 
- Bảng nhóm, bút dạ
- Ca dao, tục ngữ về trung thực.
IV. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
-Thời gian: 3 phút
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý; hình thành năng lực tiếp cận bài mới.
- Phương pháp: Động não
- Cách thức tiến hành: chơi trò chơi/ xem video
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
- GV cho Hs nghe bài hát 
- GV nhận xét, dẫn vào bài: Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát không chỉ biết giúp đỡ bà cụ mà khi nhặt được của rơi, hai bạn còn mang trả lại cho bà. Đó là hành động rất đáng khen, thể hiện tính trung thực trong cuộc sống. Vậy trung thực là gì? Biểu hiện của tính trung thực và ý nghĩa của lối sống trung thực như thế nào? Cô trò chúng ta cùng mở sách giáo khoa trang 6 để cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

- HS nhận xét





 
 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
-Thời gian: 25 phút
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của trung thực .
- Phương pháp: vấn đáp, trò chơi tiếp sức.
- Cách thức tiến hành: Nghiên cứu tài liệu, thông tin, nghiên cứu tình huống cụ thể trong bài học.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS tự đọc truyện
* GV: Chiếu chân dung họa sĩ Mi-ken-lăng-giơ để giới thiệu thêm cho học sinh.
 - Ông sinh ngày 6/3/1475 trong một gia đình công cức ở Capresse( Ý) mất ngày 8/2/1564 tại Rô ma Ý.
- Là nhà thơ, kiến trúc sư, họa sĩ, điêu khắc thiên tài.
- Nghệ thuật của ông có ý nghĩa lịch sử, có ảnh hưởng rất lớn tới người đương thời và các thế hệ sau này.
*GV yêu cầu hs trả lời các câu hỏi để nắm được một số nội dung sau:
+ Bra-man- tơ đã đối xử với Mi- ken- lăng- giơ như thế nào?
(Không ưa thích, coi là kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng)
+ Trước việc làm của Bra-man-tơ, Mi - ken – lăng - giơ đã xử sự như thế nào?
(Công khai đánh giá cao Bra – man - tơ  là người vĩ đại)
+ Vì sao Mi-ken-lăng giơ lại xử sự như vậy?
(Vì ông là người thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự việc...)
+ Mi-ken-lăng- giơ là người như thế nào?
(Ông là người trung thực trọng chân lí và công minh chính trực)

- GV chốt: Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người. Đó là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là với học sinh chúng ta
- HS: Đọc truyện .
- HS quan sát. Lắng nghe









- HS tự tìm hiểu truyện đọc để trả lời




















- HS tự suy ngẫm
I. Truyện đọc
“Sự công minh, chính trực của một nhân tài”



























*Nhận xét:
+ Ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc.
+ Ông là người trung thực, tôn trọng công lý, công minh chính trực.
 
BT: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào đúng, hành vi nào sai?
(  ) 1. Làm hộ bài cho bạn.
(  ) 2. Dũng cảm nhận lỗi của mình
( ) 3. Nhặt được của rơi, đem trả lại người mất.
(  ) 4. Phê phán những việc làm sai trái
(  ) 5. Nhận lỗi thay bạn
( ) 6. Không quay cóp trong giờ kiểm tra
(  ) 7. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình
GV nhận xét, chuyển ý: Những hành vì đúng mà các em vừa tìm được chính là các hành vi thể hiện tính trung thực trong cuộc sống, đặc biệt là trong học tập.
- GV rút ra khái niệm về tính trung thực
- HS làm việc cá nhân








 

II. Nội dung bài học:


















1. Khái niệm: Trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải.
BT: Nối cột
Biểu hiện Trung thực trong học tập - Không quay cóp trong giờ kiểm tra
Trung thực trong quan hệ với mọi người; hành động - Dũng cảm nhận lỗi của mình
. Nhặt được của rơi, đem trả lại người mất.
- Phê phán những việc làm sai trái
- Hs làm việc cá nhân, hoàn thiện bảng

2. Biểu hiện : Ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi.
 
- GV nhận xét, yêu cầu: Giới thiệu thêm một số biểu hiện của tính trung thực
- GV: Nhận xét, chốt ý.
Bên cạnh những người có đức tính trung thực và luôn cố gắng để hoàn thiện nó thì vẫn có những con người có biểu hiện thiếu trung thực.
- GV chốt ý, mở rộng: Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, trốn tránh hoặc bóp méo sự thật, làm ngược với chân lí , đạo đức, lương tâm gây hậu quả xấu trong đời sống xã hội hiện nay. Chúng ta cần phê phán và lên án những hành vi đó.
* GV cho HS xem video Trung thực và chữ tín để nắm được ý nghĩa của trung thực

- GV rút ra ý nghĩa của trung thực

- GV nhận xét, chốt ý: Nhà trường chính là nơi rèn luyện tốt nhất, tạo tiền đề cơ bản nhất để làm nền tảng cho việc trở thành một con người có đức tính trung thực sau này. Vì vậy ngay từ khi còn là 1 HS, các em cần phải học tập, rèn luyện để trở thành người trung thực. Không chỉ trung thực với mọi người mà còn phải trung thực với chính bản thân  mình.

- GV mở rộng: Trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng có bài học “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Vậy thật thà ở đây là gì, thật thà chính là muốn nói về sự thành thật, đức tính trung thực của con người. Đức tính trung thực là một đức tính đáng quý và cần có của mỗi con người trong cả cuộc đời của mình.

- HS theo dõi, tự cảm nhận












- HS quan sát, tự suy ngẫm




- HS theo dõi, suy ngẫm

















 




















3. Ý nghĩa:
- Là đức tính cần thiết, quí báu
- Nâng cao phẩm giá.
- Được mọi người tin yêu kính trọng.
- Làm lành mạnh các mối quan hệ xã  hội.












 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
-Thời gian: 7 phút
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết tình huống theo bài tập đưa ra.
- Phương pháp: động não
- Cách thức tiến hành: HS làm bài tập nghiên cứu tình huống, chơi trò chơi
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
BT trắc nghiệm: (Trò chơi) - HS suy ngẫm, trả lời  
Câu 1: Biểu hiện của đức tính trung thực là?
A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất
B. Tung tin bịa đặt, nói xấu người khác trên mạng xã hội
C. Nói dối mẹ để đi chơi game
D. Giả vờ ốm để được nghỉ học
Câu 2: Đối lập với trung thực là?
A. Tiết kiệm                         B. Giải dối                    C. Khiêm tốn              D. Trung thực
Câu 3: Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Coi như không biết                                
B. Bắt chước bạn để được điểm cao
C. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật
D. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật
Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về đức tính trung thực?
A. Ăn chín uống sôi                                         B. Người sống, đống vàng
C. Ăn ngay, nói thẳng                                    D. Chết trong hơn sống đục
Câu 5: Thầy thuốc giấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Việc làm của người thầy thuốc thể hiện điều gì?
A. Thiếu tính trung thực                                  B. Lòng nhân đạo, yêu thương con người
C. Lòng tự trọng                                              D. Sự khoan dung, độ lượng
Câu 6: Là một học sinh, em rèn luyện tính trung thực bằng cách nào?
A. Che giấu khuyết điểm của bản thân                        B. Gian lận trong thi cử
C. Không nói dối; sống ngay thẳng, thật thà           D. Nói dối thầy cô
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
-Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu: HS biết áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế đời sống
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Cách thức tiến hành: HS nghiên cứu, giải quyết tình huống.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
 *GV cho Hs xem video về thực phẩm bẩn
? Việc làm của những người bán hàng là đúng hay sai?
? Sau khi xem video trên, các em cần phải làm gì để bảo vệ sức khỏe
của bản thân?
- GV nhấn mạnh: Trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm ngày càng kém, nhất là thực phẩm bẩn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng, thậm chí là cả tính mạng: Ung thư, ngộ độc…, đặc biệt ở lứa tuổi HS chúng ta. Các thực phẩm với những quảng cáo rất bắt mắt nhưng lại không rõ nguồn gốc, hay có thể chứa những chất siêu độc hại mà người bán sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Đây là các hành vi đáng lên án vì nó đã vi phạm đạo đức công dân một cách nghiêm trọng. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe bản thân, chúng ta cần phải biết lựa chọn và sử dụng những thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc


- HS suy ngẫm, trả lời



















 
 
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-Thời gian: 3 phút
- Mục tiêu: HS biết mở rộng kiến thức, kĩ năng từ các nguồn, kênh thông tin khác nhau
- Phương pháp: Vấn đáp, giao nhiệm vụ
- Cách thức tiến hành: giao nhiệm vụ sưu tầm tài liệu.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
- GV giới thiệu câu tục ngữ: Trung thực là một trong những truyền thống của ND ta. Có lẽ vì thế cho nên tổ tiên đã thể hiện những lời khuyên của mình về tính trung thực qua câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng”.
- GV giới thiệu một số câu ca dao, tục ngữ. Yêu cầu HS sưu tầm


 







Sưu tầm
*Sưu tầm
- Ăn  ngay nói thẳng.
- Thuôc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
- Thật thà là cha quỷ quái.
- Nói gần nói xa chẳng qua nói thật.
- Cây ngay không sợ chết đứng
- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà / Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần.
- Những người tính nết thật thà / Đi đâu cũng được người ta tin dùng
*Giao  bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà ( 2 phút).
 - Học bài cũ.
 - Làm các bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài 3- Trả lời phần gợi ý.
+ Đọc truyện, trả lời câu hỏi SGK/8 -11
+ Tìm ca dao, tục ngữ về tự trọng.        



 
Thông tin bài học
Trung thực là một phẩm chất đạo đức cần có của mỗi người. Bài học giúp HS phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống. Từ đó các em biết tự kiểm tra hành vi của mình và có biện pháp rèn luyện tính trung thực.
Trung thực
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 7
Môn học:
Giáo dục công dân
Xem:
643
Tải về:
Thông tin tác giả
Đỗ Thị Thu Huyền, Nguyễn Thúy Ngân
Họ và tên:
Đỗ Thị Thu Huyền, Nguyễn Thúy Ngân
Đơn vị công tác:
Trường THCS Lê Lợi
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây