Hoạt động của GV và học sinh | Kết luận hoạt động |
B1. Tìm hiểu về vi phạm pháp luật. GV hướng dẫn HS đọc tình huống SGK- T19. GV chiếu tình huống lên bảng đọc tình huống. Cảnh sát giao thông phạt hai bố con bạn A vì cả hai đều lái xe máy ngược đường một chiều. Bố bạn A không chịu nộp tiền phạt vì lý do ông không nhận ra biển báo đường một chiều, bạn A mới 16 tuổi, còn nhỏ, chỉ biết đi theo ông nên không đáng bị phạt. |
|
GV phân tích dấu hiệu vi phạm pháp luật - Hành vi trái pháp luật: Bạn A chưa đến tuổi được phép tự điều khiển mô tô mà đã lái xe đi trên đường và hai bố con bạn A đều lái xe đi ngược chiều quy định. - Cả 2 bố con bạn A có khả năng nhận thức và điều chỉnh được hành vi của mình, bạn A đã 16 tuổi. - Có lỗi: biết hành vi của mình là sai trái pháp luật nhưng vẫn cố ý làm. Hậu quả có thể xảy ra: tai nạn giao thông à xâm phạm trật tự, an toàn giao thông. Kết luận: Bố con bạn A vi phạm luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí. GV kết luận khi 1 người có hành vi trái pháp luật dựa trên 3 dấu hiệu. GV phân tích và lấy VD cụ thể cho từng dấu hiệu. GV kết luận GV hướng dẫn HS học khái niệm SGK |
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp luật . a. Vi phạm pháp luật Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật + Hành vi đó có thể là hành động - làm những việc không được làm theo quy định của PL hoặc không hành động - không làm những việc phải làm theo quy định của PL + Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật, có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình. Thứ ba, người vi phạm PL phải có lỗi. Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra. Khái niệm vi phạm pháp luật: SGK- T20 |
Hoạt động của thầy và trò | Kết luận hoạt động |
Bước 2: Tìm hiểu khái niệm trách nhiệm pháp lí và mục đích trách nhiệm pháp lí. GV chiếu hình ảnh vi phạm luật giao thông đường bộ. Hình ảnh 1: Học sinh đèo 3 không đội mũ bảo hiểm Hình ảnh 2: Xe ô tô vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh cảnh sát giao thông. GV dẫn dắt giới thiệu vào mục b. Trách nhiệm pháp lí GV phân tích trách nhiệm pháp lí của các cá nhân phải gánh chịu từ hành vi vi phạm pháp luật của mình gây nên.( GV lấy VD từ hình ảnh chiếu trên bảng) Kết luận: |
b. Trách nhiệm pháp lí - Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. - Trách nhiệm pháp lí nhằm: + Buộc chủ thể vi phạm PL chấm dứt hành vi trái pháp luật; buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định. + Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật. |
Ý kiến bạn đọc