Học trực tuyến

Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

  •   Xem: 494
  •   Thảo luận: 0
Ngày soạn: 9/10/2021
Ngày dạy: 12/10/2021
Người soạn: Nguyễn Thị Tiến
Tiết 29- BÀI 17:
NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Nêu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; một số quy
định trong Hiến pháp 2013 và luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 về nghĩa vụ
bảo vệ Tổ quốc.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác.
+ Năng lực tự chủ và tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự ở nơi cư trú và trong trường học.
+ Có những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Phẩm chất
- Tích cự tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
- Sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
   - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
   - Bài giảng điện tử.
   - Một số bài tập trắc nghiệm.
   - Hiến pháp năm 2013. Luật nghĩa vụ quân sự.
2. Học sinh:
- Học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp
- Xử lí tình huống
- Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Nêu và giải quyết vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Các hoạt động dạy và học
 Kiểm tra bài cũ: Không

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (2’)
- HS đọc tư liệu
                                                Nam quốc Sơn hà
                                         Nam quốc sơn hà Nam đế cư
                                         Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
                                         Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
                                         Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
- Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết bài thơ có ý nghĩa gì?
- Bài thơ được ví như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền dân tộc, cũng đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó, nhắc nhở chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Vậy bảo vệ Tổ quôc là gì, cô và các e sẽ đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay.Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (32’)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
Hoạtđộng 2.1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa của bảo vệ tổ quốc. (17’)
- SGV liệt kê một số mốc son lịch sử tiêu biểu: 2/9/1945, 30/4/1975,..
- GV yêu cầu HS quan sát ảnh SGK, thực hiện nhiệm vụ sau:
1/ Nêu nội dung các bức ảnh?
2/ Em có suy nghĩ gì khi quan sát các bức ảnh trên?
 


G: Nhận xét, kết luận.
* Chốt
GV: B.vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai? -> Mọi người, toàn dân là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý của công dân.
GV: Bảo vệ tổ quốc là gì?
  • Gv phân tích:
+ Bảo vệ độc lập chủ quyền..: Phân tích qua các thời kì dựng nước, giữ nước từ Văn Lang - Âu Lạc , Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Đại Nam, Việt Nam( VN DCCH, CHXHCN Việt Nam).
=> Bảo vệ TQ là nhiệm vụ thiêng liêng và quyền cao quý của CD.
GV dẫn dắt: Trong lịch sử chiến đấu của nước ta, đã có rất nhiều các vị anh hùng ngã xuống hi sinh vì Tổ quốc.
 - Em hãy kể tên một số vị anh hùng dân tộc mà em biết?
GV giới thiệu thêm: A hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai , Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo, chị Võ Thị Sáu -  huyền thoại vùng đất đỏ,…Các vị anh hùng đều ngã xuống để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, vậy nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là gì? Cô và các e đi tìm hiểu phần 2. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động 2.1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.(15’)
- GV yêu cầu HS quan sát ảnh SGK, thực hiện nhiệm vụ sau:
1/ Em hiểu thế nào là nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
2/ Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc gồm những nội dung gì?
GV nhận xét, chốt lại:
GV cung cấp thêm một số điều luật:
(Điều 30 – Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi năm 2015)
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Điều 59. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
(Trích điều 59 – Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi năm 2015)
GV yêu cầu HS giải quyết tình huống: Tình huống
 Nguyễn Văn  A 19 tuổi có tên trong danh sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự ở địa phương. Nhưng không chịu đi khám, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần và đã bị xử lí hành chính. Trong đợt tuyển nghĩa vụ quân sự vừa qua ở địa phương, A đã bỏ trốn đi nơi khác.
        Hãy nhận xét về hành vi của A?
GV chốt lại:
          Hành vi của A cho thấy A là người không yêu nước, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. A không thực hiện nghĩa của mình đối với Tổ quốc, với đất nước, A sẽ phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
GV dẫn dắt: Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù đich đang âm mưu chống phá nhà nước, chống phá chế độ XHCN mà nước ta đang xây dựng.
=> Chính vì vậy, HS cần phải có lập trường tư tưởng vững vàng để không bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ làm điều trái pháp luật.
- Với tình hình hiện nay, em cần làm gì để bảo vệ Tổ quốc?
GV : Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, việc các em cần làm đó chăm chỉ học tập, thực hiện khẩu hiệu 5K của bộ Y tế, bảo đảm sức khỏe cho mình, cho mọi người xung quanh, góp phần bảo vệ Tổ quốc.





HS làm việc cá nhân ra vở. Sau đó trình bày kết quả.
 Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.



HS trả lời cá nhân.
HS khác nhận xét.
HS trả lời cá nhân.

HS lắng nghe, ghi bài.















HS kể tên các vị anh hùng tiêu biểu.



















HS trả lời
HS khác nhận xét:




HS lắng ghe, ghi bài.





































HS giải quyết trình huống. Trình bày đáp án
Cả lớp nhận xét, bổ sung.






HS lắng nghe











HS trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.






 
I: ĐẶT VẤN ĐỀ
(HS tự đọc)

II. NỘI DUNG BÀI HỌC














1. Bảo vệ tổ quốc là:
- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.























2. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc


Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là những việc mà mọi công dân phải thực hiện để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bao gồm:
+ Tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
+ Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (4’)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS làm một số bài tập
Bài tập 1: SGK/65
Những hành vi, việc làm nào dưới đây là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? Vì sao ?
a) Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định ;
b) Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ
c) Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự ;
d) Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư ;
đ) Tham gia luyện tập quân sự ở cơ quan, trường học ;
e) Xây dựng nhà máy quốc phòng ;
g) Tự ý chụp ảnh ở các khu vực quân sự ;
h) Gặp gỡ ẹác chiến sĩ quân đội, các cựu chiến binh nhân dịp 22 - 12 ;
i) Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện những hành vi có nguy hại đến an ninh quốc gia.
GV nhận xét, chốt lại đáp án.



HS trả lời
HS khác nhận xét.







 
II. Luyện tập
Bài tập 1:
Lời giải:
Những hành vi, việc làm: (a), (c), (d), (đ), (e), (h), (i) là những hành vi, việc làm thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
Vì những hành vi, việc làm đó thực hiện đúng những nội dung được nêu trong Hiến pháp, Luật Nghĩa vụ quân sự, Bộ luật Hình sự, liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.

 

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (4’)

HS xử lí vấn đề sau: Có người cho rằng: Bảo vệ tổ quốc là phải trực tiếp cầm súng đánh giặc, chứ việc quan tâm, chăm sóc thương binh, các gia đình chính sách thì có gì liên quan đâu?
         Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?
- HS thực hiện
- GV kết luận:     
Không tán thành. Vì:
- Những người đó xứng đáng được quan tâm, đền đáp, đồng thời những việc làm đó là nguồn động viên đối với những người đang phục vụ tại ngũ khiến họ an tâm công tác và lập công nhiều hơn.
- Việc làm đó còn có tác dụng động viên những người đang sẵn sàng nhập ngũ.
3. Dặn dò và HDVN (2’)
- Tiếp tục tìm hiểu những việc làm thể hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
- Sưu tầm những bài hát, những  bài thơ  viết về tuổi trẻ tham gia bảo vệ Tổ quốc.
- Chuẩn bị nội dung tiếp theo: Trách nhiệm của học sinh.
Thông tin bài học
Môn GDCD khối 9: Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 9
Môn học:
Giáo dục công dân
Xem:
494
Tải về:
Thông tin tác giả
Nguyễn Hồng Kiên, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thị Tiến
Họ và tên:
Nguyễn Hồng Kiên, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thị Tiến
Đơn vị công tác:
THCS TT Chúc Sơn
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây