Năng lực chung | Năng lực chuyên biệt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - Năng lực sử dụng CNTT và TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi - Thế nào là kháng nguyên? - Kháng nguyên có ở đâu? - Kháng thể là gì? - Sự khác nhau giữa kháng nguyên và kháng thể? - GV: Kháng nguyên, kháng thể tương tác với nhau như thế nào mời các bạn xem hình 14.2.GV chiếu tranh H 14.2 và nêu câu hỏi: Em hãy cho biết sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể? - GV: Kháng nguyên và kháng thể tương tác với nhau theo cơ chế: chìa khóa và ổ khóa |
-HS nghiên cứu thông tin trả lời - Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể. - Kháng nguyên có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, vỏ virut hay trong các nọc độc của ong, rắn… - Kháng thể là những phân tử protein do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên. - Kháng nguyên là những yếu tố từ bên ngoài tác động vào cơ thể, kháng thể là yếu tố bên trong cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên. - Hs quan sát và trả lời: - Kháng nguyên nào, kháng thể ấy. |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời - Hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể khi các vi sinh vật xâm nhập là gì? - Để biết sự thực bào là gì thì chúng ta cùng xem đoạn video sau. GV: Chiếu vi deo. Giới thiệu vi khuẩn, mạch máu và yêu cầu học sinh chú ý sự biến đổi của mạch máu và hoạt động của bạch cầu. - Qua trên hãy hoàn thành các bài tập sau: Bài 1: Chọn các đáp án đúng. Bài 2: Sắp xếp các câu theo đúng trình tự của quá trình thực bào: - GV : Mô tả lại hoạt động thực bào trên hình 14.1. - GV: Chúng ta cùng quay lại câu hỏi lúc đầu: Vì sao khi bị gai đâm sẽ sưng tấy thậm chí có mủ? Khi bị gai đâm vết thương sẽ đau, sưng tấy lên vì: Khi gai đâm sẽ mang theo vi khuẩn, virut xâm nhập vào mô cơ. Lúc đó cơ thể huy động các tế bào máu đến, các mạch máu ở đó nở rộng ra. - GV: Đúng rồi các em ạ, vết gai đâm sưng tấy lên là do các tế bào máu được huy động đến và các mạch máu ở đó nở rộng để bạch cầu chui ra khỏi mạch. Mủ trắng chính là xác của bạch cầu và vi khuẩn, virut. GV: Các em ạ, trong thực tế vẫn có vi khuẩn, vi rút thoát khỏi sự thực bào. Khi chúng thoát khỏi hàng rào này thì chúng gặp phải hàng rào thứ 2 là hoạt động của tế bào limpho B. Các em cùng quan sát. - Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào? - GV mô tả lại hoạt động của tế bào T trên H.14.3 - Nếu vi khuẩn, vi rút thoát khỏi 2 hàng rào trên thì chúng gặp phải hàng rào thứ 3 là hoạt động của tế bào limpho T. Các em cùng quan sát. - Tế bào T độc đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn virut bằng cách nào? - GV mô tả lại hoạt động của tế bào T trên H.14.4 GV: Bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? - HS giải thích tại sao vết gai đâm tự khỏi? GV: Nhưng trong thực tế không phải tất cả các vết thương đều tự khỏi. Có những ổ viêm lớn, hay sự xâm nhập của vi khuẩn, virut qua các con đường khác như da, hô hấp, tiêu hóa… vượt quá khả năng tự bảo vệ của cơ thể thì sẽ biểu hiện thành bệnh lí. Lúc này chúng ta cần phải dùng thuốc để điều trị. - GV: Có phải các bạch cầu giúp cơ thể chống lại được tất cả các loại vi khuẩn, virut gây bệnh không? Cho ví dụ. - GV: Đúng rồi các em ạ. Sau đây chúng ta cùng quan sát một vài hình ảnh về bệnh Ebola. + Bệnh Ebola đang là dịch bệnh kinh hoàng nhất tại các nước Tây phi, do virut ebola gây ra. Virut này xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc với máu, nước tiểu, phân và dịch của người bị nhiễm bệnh. Khi vào cơ thể chúng tấn công và phá hủy tế bào bạch cầu. Các tế bào bị nhiễm sẽ đưa virut đi khắp cơ thể, chúng có thể tấn công vào tất cả các cơ quan trong cơ thể. Cuối cùng người bệnh chết vì suy gan, suy thận, chảy máu nội tạng và chảy máu ngoài. + Hình ảnh thứ 2 là virut HIV gây ra bệnh AIDS. Khi xâm nhập vào cơ thể virut này sẽ tấn công vào tế bào limpho T gây rối loạn chức năng của tế bào này khiến cho cơ thể mất khả năng chống bệnh và thường chết bởi các bệnh cơ hội do các vi khuẩn, virut khác gây ra như bệnh lao, bệnh sởi…. - GV: Qua trên em hãy cho biết tại sao những virut Ebola, HIV… lại có tính nguy hiểm đến vậy? GV: Virut HIV gây rối loạn chức năng của bạch cầu limpho T dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Vậy miễn dịch là gì chúng ta cùng tìm hiểu. |
-HS nghiên cứu thông tin và trả lời Đó là sự thực bào + HS chọn đáp án đúng :Các loại bạch cầu thường tham gia thực bào: Bạch cầu trung tính và đại thực bào. - HS làm bài tập. +Mạch máu nở rộng, bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm. Bạch cầu hình thành chân giả, bắt và nuốt rồi tiêu hóa chúng. - HS theo dõi - HS theo dõi - HS theo dõi - HS: Tế bào B: Tiết kháng thể gây gây kết dính các kháng nguyên - HS: lắng nghe - HS theo dõi - HS: Tế bào T nhận diện, tiếp xúc tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut tiết ra các protein đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy - HS lắng nghe HS: Bạch cầu đã tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể: - Sự thực bào - Tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên - Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh - HS: vết gai đâm tự khỏi là do các hoạt động của bạch cầu - HS theo dõi - HS: Không. Ví dụ virut gây bệnh Ebola, bệnh AIDS, cúm H5N1.... - HS theo dõi - Do chúng tấn công vào chính các bạch cầu. |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV: Nghiên cứu thông tin SGK hãy cho biết + Miễn dịch là gì? + Có những loại miễn dịch nào? Sự khác nhau giữa những loại miễn dịch đó? - Để làm rõ câu trả lời của bạn chúng ta cùng tìm hiểu về các loại miễn dịch. Đầu tiên là miễn dịch tự nhiên. - Hãy kể tên những bệnh ở động vật mà con người không bao giờ mắc phải? GV: Ngay từ khi sinh ra con người có khả năng miễn dịch với một số bệnh. Miễn dịch đó có tên gọi là gì? - Những người sau khi bị thủy đậu, sởi một lần thì về sau người đó có mắc bệnh này nữa không? - Vì sao lại không mắc bệnh đó nữa? Vậy đây là loại miễn dịch nào? - GV: Có những loại miễn dịch tự nhiên nào? - Thứ 2 là miễn dịch nhân tạo.Loại miễn dịch này có được sau khi chúng ta tiêm phòng vacxin . - Để phòng bệnh nhà nước ta đang thực hiện chương trình tiêm chủng quốc gia. GV chiếu thông tin về vấn đề này - Tại sao khi tiêm vacxin chúng ta lại có khả năng miễm dịch với những bệnh được tiêm phòng? - GV: Đúng rồi các em ạ. Tiêm phòng tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch với loại bệnh đó.Vì khi chúng ta tiêm vacxin chứa kháng nguyên kích thích các tế bào B tạo ra các kháng thể, sau đó sẽ tấn công lại virut vi khuẩn mà chúng ta đã tiêm phòng. Do các tế bào limpho B, T có trí nhớ dài hạn nên chúng có thể tạo ra các kháng thể chống lại những vi trùng đó trong nhiều tháng và nhiều năm sau này. - Qua bài học hôm nay theo các em chúng ta cần làm gì để có cơ thể và hệ miễn dịch khỏe mạnh |
- HS trả lời: Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó. - HS: Nghiên cứu thông tin, trả lời: Có hai loại miễn dịch: Tự nhiên và nhân tạo.Miễn dịch tự nhiên là khả năng tự chống bệnh của cơ thể, miễn dịch nhân tạo là tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch. - HS: Toi gà, lở mồm long móng…. - HS: Là miễn dịch bẩm sinh. - Không mắc bệnh này nữa - Do cơ thể đã tiết ra kháng thể để chống lại bệnh đó. - Miễn dịch tập nhiễm. - Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm - HS lắng nghe.
- Hs suy nghĩ trả lời - HS trả lời: + Cần giữ vệ sinh cá nhân, có lối sống lành mạnh để bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân gây bệnh. + Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin…. |
Ý kiến bạn đọc