Học trực tuyến

Núi lửa và động đất

  •   Xem: 711
  •   Thảo luận: 0
Bài 12. NÚI LỬA VÀ ĐỘNG ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt
- Trình bày được hiện tượng núi lửa động đất và nêu được nguyên nhân của hiện tượng này.
- Biết cách ứng phó khi có núi lửa và động đất.
2. Năng lực
- Sử dụng hình ảnh, sơ đồ, video.
- Có kĩ năng ứng phó khi động đất và núi lửa xảy ra.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ và có trách nhiệm.
- Đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ những người ở khu vực chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Chuẩn bị của GV
+ Phiếu học tập, các bài tập tương tác.
+ Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của núi lửa
+ Tranh ảnh, video về động đất, núi lửa
+ Phần mềm bổ trợ elearning.
- Chuẩn bị của HS
+ Sách giáo khoa, vở ghi.
+ Thiết bị điện tử truy cập Internet
+ Giấy note, giấy nháp, bút màu
+ Tranh ảnh, tư liệu núi lửa và động đất
III. Tiến trình dạy học
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
- Học sinh tham gia khởi động thông qua bài tập tương tác “Mảnh ghép hoàn hảo”.
- Kết nối kiến thức cũ và kiến thức mới.
- Tạo hứng thú cho việc học tập của học sinh.
b. Tổ chức thực hiện
  1. Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nhắc lại kiến thức bài 10 về sự di chuyển của các mảng kiến tạo, Trái Đất gồm 7 mảng kiến tạo lớn, nhiệm vụ các em là ghép tên các tên mảng vào vị trí phù hợp trên bản đồ.
  1. Thực hiện nhiệm vụ:
HS tham gia bài tập tương tác ghép nối, chính xác tên các mảng mới qua nội dung tiếp theo.
  1. Kết luận, nhận định:
            - GV công bố đán án chính xác của phần bài tập “Mảnh ghép hoàn hảo”

Đáp án phản hồi:
1. Mảng Thái Bình Dương 2. Mảng Bắc Mĩ 3. Mảng Á - Âu
4. Mảng Nam Mĩ 5. Mảng Phi 6. Mảng Ấn Đô – Ôx-trây-li-a
7. Mảng Nam cực    
- GV dẫn nhập qua phần tiếp theo: Ở bài học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi. Như các con đã biết, trong quá trình di chuyển các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn trên trái đất là nguyên nhân sinh ra các hoạt động kiến tạo, động đất và núi lửa. Núi lửa và động đất là 2 dạng thiên tai gây ra nhiều thảm họa kinh hoàng. Vậy động đất và núi lửa diễn ra như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các công cụ địa lí như: hình ảnh, sơ đồ, video …để tìm hiểu cấu tạo núi lửa, biểu hiện trước khi núi lửa phun trào và hậu quả do núi lửa gây ra.
- Biết cách các nhà khoa học dự báo núi lửa, các biện pháp người dân ứng phó với tác hại của núi lửa.
- Xác định được trên bản đồ các ngọn núi lửa tiêu biểu đang hoạt động trên Trái Đất.
- Trình bày được thế nào là động đất, nguyên nhân gây ra động đất, dấu hiệu trước khi xảy ra động đất và hậu quả do động đất gây ra.
- Biết xử lí tình huống khi có động đất xảy ra để sinh tồn.
- Biết đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ những người ở khu vực chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa.
b. Tổ chức thực hiện
NHIỆM VỤ 1: TÌM HIỂU NÚI LỬA
  1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho học sinh xem video Nguyên nhân, cấu tạo của núi lửa, sau đó làm bài tập tương tác trong phần phụ lục 1 để rút ra được nguyên nhân sinh ra núi lửa và cấu tạo.
BÀI TẬP TƯƠNG TÁC – TÌM HIỂU NÚI LỬA
Câu 1:Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong danh sách đáp án dạng thả xuống dưới đây. (Select from Lists)
Vành đai …………… là một vành đai lửa lớn, tiêu biểu nhất trên thế giới.
(Các đáp án: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương)
Câu 2: Trong khi di chuyển, hai địa mảng xô vào nhau thường sinh ra (Multiple Choice)
A. động đất và núi lửa.                                            B. sạt lở và xói mòn.
C. lũ quét và bão.                                                     D. lốc xoáy và hạn hán.
Câu 3: Hãy nhập nội dung còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng về nguyên nhân hình thành núi lửa. (Fill in the blanks)
Các dòng …(1)…. theo các khe nứt của …(2)…. Trái Đất, phun trào lên bề mặt tạo thành núi lửa
Đáp án: (1) mac-ma, (2) vỏ.
Câu 4. Hãy chọn phương án có sẵn bên dưới và kéo thả vào các ô được đánh số thứ từ 1 đến 6 sao cho đúng nhất về cấu tạo của núi lửa: "miệng núi lửa, ống phun, tro bụi, dung nham, lò mac-ma, miệng phụ". (Drag the Words)

Đáp án: 1. Lò mac-ma; 2. Ống phun; 3. Miệng núi lửa; 4. Miệng phụ; 5. Dung nham; 6. Tro bụi
- GV cho học sinh xem video và các hình ảnh về tác hại của núi lửa đến tài sản, tính mạng, môi trường… nhấn mạnh cho học sinh núi lửa ở ngoài đại dương thường kèm theo động đất nên cần có kiến thức và kĩ năng để phòng tránh.
- GV cung cấp các dấu hiệu nhận biết núi lửa trước khi và trong khi hoạt động để có thể đưa ra các giải pháp ứng phó
  1. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS theo dõi video, xem các hình ảnh, làm các bài tập tương tác.
  1. Kết luận, nhận định:
- GV mở rộng: Không phải 100% núi lửa đều gây ra những hậu quả đáng tiếc, chúng ta có thể khai thác núi lửa cho hoạt động kinh tế. Dung nham của ngọn núi lửa này bị thời gian và nước phong hóa dần dần tạo thành đất bazan giàu dinh dưỡng giúp trồng một số cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu. Núi lửa là nơi có cảnh quan đẹp phục vụ cho mục đích cho du lịch…
NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ
  1. NÚI LỬA
- Nguyên nhân Các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất, phun trào lên bề mặt tạo thành núi lửa.
- Các bộ phận của núi lửa: lò mac-ma, miệng núi lửa, miệng phụ, ống phun, dung nham, tro bụi.
- Hậu quả do núi lửa gây ra:
+ Tro bụi và dung nham từ núi lửa có thể vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng nương,... gây thiệt hại vế tài sản lẫn tính mạng con người.
+ Tro bụi gầy biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người (đặc biệt các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dịch bệnh,...).
+ Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác như giao thông, sản xuất nông nghiệp,...
- Dấu hiệu nhận biết trước khi núi lửa phun trào: Mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi,... Khi có các dấu hiệu đó, người dân phải nhanh chóng sơ tán.

NHIỆM VỤ 2: TÌM HIỂU ĐỘNG ĐẤT
  1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho học sinh xem video Em tìm hiểu về động đất, sau đó làm bài tập tương tác để hiểu được thế nào là động đất, nguyên nhân và hậu quả của động đất.
PHỤ LỤC 2. ĐỘNG ĐẤT
Câu 1. Em hãy đánh dấu X vào các nhận định chính xác về động đất
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
Động đất là rung chuyển từ từ mạnh mẽ của vỏ Trái Đất.   X
Động đất thường lan truyền trên diện tích rộng lớn. X  
Động đất xảy ra do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, núi lửa, đứt gãy của vỏ Trái Đất. X  
Câu 2: Lựa chọn những nội dung đúng với nguyên nhân của động đất (chọn nhiều hơn một đáp án)
X Do hoạt động của núi lửa.
  Xói mòn do dòng chảy tạm thời.
X Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.
X Đứt gãy trong vỏ Trái Đất.
Câu 3. Những hình ảnh nào dưới đây thể hiện hậu quả của động đất?
Istanbul Earthquake Warnings Underlined by Eastern Turkey Tremor - Bloomberg Storm Ciara, or Sabine, Leaves 5 Dead in Europe - The New York Times Indonesian Volcano Spews Ash as Officials Grapple With Disasters - Bloomberg Gentle 'slow slip' earthquakes belie hidden danger : Research Highlights What is a tsunami?
X     X  
Câu 4: Hãy xác định vị trí trên bản đồ để trả lời câu hỏi sau: Hai địa điểm xảy ra động đất được nhắc đến trong đoạn phim (Haiti và Alaska) thuộc châu lục nào? (Hotspot)
Luân chọn hộ chị Bản đồ tự nhiên thế giới nha!
- GV cung cấp cho HS thang đo động đất và các tác hại tùy theo từng cấp.
- Mở rộng cho HS những trận động đất lớn của thế giới như ở Chi-lê (1960); In-đô-nê-xi-a (2004); Nhật Bản (2011)… để học sinh thấy rõ được những tác hại của khu vực chịu ảnh hưởng và nhận thức được đây là một thiên tai không thể ngăn được, xảy ra đột ngột nên mức độ tác hại là vô cùng lớn, để giảm thiểu hậu quả, biện pháp tốt nhất là dự báo.
- GV cung cấp những thông tin trước khi có động đất và cho các em làm các bài tập tương tác về kĩ năng sinh tồn khi có động đất.
BÀI TẬP TƯƠNG TÁC KĨ NĂNG SINH TỒN.
Sắp xếp các hình ảnh vào ô phù hợp
VIỆC NÊN LÀM KHI CÓ ĐỘNG ĐẤT VIỆC KHÔNG NÊN LÀM KHI CÓ ĐỘNG ĐẤT
https://vnjhanoi.com/upload/images/tam-giac-an-toan.jpg
Matchbox Illustration - Cartoon Matches - Cartoon Match Box Png - Free Transparent PNG Clipart Images Download
 
  1. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS theo dõi video Thử thách kỹ năng sinh tồn, xem các hình ảnh, làm các bài tập tương tác.
  1. Kết luận, nhận định:
- GV kích thích năng lực học tập của học sinh bằng cách giới thiệu kinh nghiệm ứng phó với động đất của Nhật Bản – đất nước chiếm 20% các trận động đất của thế giới và giáo dục kĩ năng sinh tồn cho các em khi có động đất.
- GV liên hệ khả năng và thực trạng động đất ở Việt Nam, nhấn mạnh những khu vực có khả năng cao để cảnh báo các HS sống ở khu vực đó cẩn trọng.
NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ
2. ĐỘNG ĐẤT
- Động đất là những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất.
- Nguyên nhân: do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.
- Hậu quả của động đất:
+ Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.
+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thẩn khi xảy ra ở biển.
- Dấu hiệu để nhận biết: mực nước giếng thay đổi, nổi bong bóng, động vật hoảng loạn tìm nơi trú ấn… khi động đất xảy ra, cần chui xuống gầm bàn, sử dụng thang bộ, không lái xe và chú ý bảo vệ đầu,...

 

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Đánh giá mức độ tiếp thu bài học của các em học sinh, rèn luyện năng lực tự chủ tự học của HS.
b. Tổ chức thực hiện: HS làm bài tập tương tác.
PHỤ LỤC 4. LUYỆN TẬP
Câu 1: Khi núi lửa đã tắt không có tác động
A. tạo suối khoáng nước nóng.                               B. hình thành đất màu mỡ.
C. tạo phong cảnh đẹp.                                            D. tro bụi vùi lấp nhà cửa.
Câu 2: Sau khi dung nham núi lửa nguội đi tạo nên
A. vùng đồng bằng trù phú thích hợp trồng các loại cây lương thực   
B. vùng đất ba dan màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm.
C. vùng đất xám thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm. 
D. vùng đồi thích hợp trồng cây dược liệu, cây lương thực.
Câu 3: Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân sống ở khu vực gần núi lửa cần
A. gia cố nhà cửa thật vững chắc.                          B. nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực.
C. chuẩn bị gấp các dụng cụ dập lửa.                    D. đóng cửa, tuyệt đối không ra ngoài.
Câu 4: Quanh các vùng núi lửa đã tắt, dân cư thường tập trung đông vì ở đó có:
A. Nhiều đất đai màu mỡ.                                       B. Nhiều hồ cung cấp nước.
C. Nhiều khoáng sản.                                               D. Khí hậu ấm áp quanh năm.
Câu 5: Đang trong lớp học, thì có động đất xảy ra, em sẽ hành động như thế nào?
A. Dùng thang máy, chạy ra ngoài.                       B. La hét kêu cứu, gọi điện cho người thân.   
C. Chui xuống gầm bàn, hai tay ôm đầu.              D. Đứng gần cửa lớp để dễ dàng thoát ra.
Câu 6: Hiện tượng nào dưới đây không phải là một trong những nguyên nhân chủ yếu sinh ra động đất?
A. Sự va chạm của các núi băng trôi.                    B. Sự hoạt động của núi lửa.
C. Sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất.                            D. Sự di chuyển của các mảng kiến tạo.
 Câu 7. Đâu là dấu hiệu trước khi động đất xảy ra
A. mặt đất nóng lên.                                                 B. động vật tìm nơi trú ẩn.
C. khí bốc lên ở miệng núi.                                     D. mực nước biển dâng lên.
Câu 8: Động đất ở biển, bờ biển sẽ sinh ra
A. sóng thần.                                                        B. lở đất.
C. lở bờ biển.                                                        D. bão.
Câu 9: Động đất và núi lửa thường tập trung ở
A. giữa đại dương.                                                B. trung tâm các lục địa.
C. hai vùng cực.                                                    D. nơi tiếp xúc của các địa mảng.
Câu 10: Núi lửa và đồng đất đều là hệ quả của
A. sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
B. lực Cô-ri-ô-lit.
C. sự chuyển động của các địa mảng.                   
D. sự chuyển động của Trái Đất quanh trục.

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống, kích thích năng lực sáng tạo, tuyên truyền kĩ năng ứng phó động đất và núi lửa cho người xung quanh.
- Tìm hiểu, tiếp cận với các bài tập trực tuyến liên quan đến bài học của các học sinh trên thế giới.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Anh cho học sinh, tiếp cận kho bài tập thú vị, đa dạng không chỉ của môn Địa.
b. Tổ chức thực hiện
- GV giới thiệu các bạn HS đã làm các sản phẩm sáng tạo liên quan đến bài học như: hình vẽ, poster tuyên truyền.
- Các em hãy làm một sản phẩm tùy chọn có nội dung liên quan và giới thiệu cho ba mẹ, bạn bè…. về bài học, kĩ năng sinh tồn mà em học được.
- Hướng dẫn HS quét mã QR để tiếp cận với các bài tập trực tuyến liên quan đến bài học của các học sinh trên thế giới.

TƯ LIỆU, PHẦN MỀM, NGUỒN TRÍCH DẪN THAM KHẢO
1. Vũ Minh Giang, Đào Ngọc Hùng (Tổng chủ biên), Sách Lịch sử và Địa lí 6, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam (2021)
2. Vũ Minh Giang, Đào Ngọc Hùng (Tổng chủ biên), Sách giáo viên Lịch sử và Địa lí 6, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam (2021)
3. Đinh Ngọc Bảo, Đào Ngọc Hùng (Chủ biên), Sách bài tập Lịch sử và Địa lí 6, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam (2021)
4. Phần mềm:Storyline, Camtsia, Adobe Premiere, ...
5. Link tài liệu:
Dạy trẻ phòng tránh động đất - YouTube
VTC14_Chile bị thiệt hại nặng nề bởi động đất - YouTube
Tiêu điểm: Thảm họa núi lửa phun trào - Tin Tức VTV24 - YouTube
Hoạt động của núi lửa - Kỳ thú và nguy hiểm - YouTube
Hoạt động của núi lửa - YouTube

 
Thông tin bài học
Học xong bài học các em sẽ trình bày được hiện tượng núi lửa, động đất và nêu được nguyên nhân của hiện tượng này; Biết tìm kiếm thông tin về các thảm họa thiên nhiên do núi lửa và động đất gây ra; Biết cách ứng phó khi có núi lửa và động đất
Núi lửa và động đất
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 6
Môn học:
Lịch sử và Địa lí
Xem:
2.735
Tải về:
Thông tin tác giả
Trần Chung Thủy, Ngô Thị Yến, Nguyễn Thành Luân
Họ và tên:
Trần Chung Thủy, Ngô Thị Yến, Nguyễn Thành Luân
Đơn vị công tác:
THCS Cầu Giấy
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây