I/ Điểm đặt và hướng của lực đàn hồi của lò xo
a. Điểm đặt:
- Tại 2 đầu lò xo tiếp xúc với vật.
- Tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo làm lò xo bị biến dạng.
b. Hướng
- Ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.
+ Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo vào phía trong.
+ Khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo ra ngoài.
II/ Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc
1. Thí nghiệm
- Dụng cụ thí nghiệm: Lò xo, các quả cân giống nhau, thước đo, giá đỡ.
- Tiến hành thí nghiệm
- Nhận xét: Độ biến dạng tăng bao nhiêu lần thì lực đàn hồi tăng bấy nhiêu lần.
2. Giới hạn đàn hồi của lò xo
Là độ biến dạng lớn nhất mà sau khi thôi chịu tác dụng của lực, lò xo còn tự trở lại được hình dạng ban đầu.
3. Định luật Húc
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo.
Biểu thức: F = k.độ biến dạng (k là độ cứng của lò xo, có đơn vị N/m)
4. Chú ý
a. Lực căng:
- Đối với sợi dây cao su hoặc sợi dây thép, lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi bị ngoại lực kéo dãn gọi là lực căng.
- Đặc điểm của lực căng:
+ Điểm đặt: tại hai đầu sợi dây tiếp xúc với vật.
+ Chiều: hướng từ hai đầu dây vào phần giữa của sợi dây.
b. Đối với mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau, thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
5. Ứng dụng
- Lực kế
- Cân lò xo
- Bộ phận giảm xóc của xe máy
- Súng lục
- Bút bi,...
Thông tin bài học
Bài giảng E- learning bài Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc giúp học sinh có thể tự học để tiếp thu kiến thức.