Học trực tuyến

Bội chung. Bội chung nhỏ nhất

  •   Xem: 800
  •   Thảo luận: 0
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG E-LEARNING
Trường: THCS Trần Duy Hưng – Hà Nội
Họ và tên các giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Đinh Thị Diệu Linh
Tên bài dạy: Bài 12: Bội chung. Bội chung lớn nhất
MÔN: TOÁN LỚP 6 (KẾT NỐI TRI THỨC)
Thời gian thực hiện: 2 tiết theo kế hoạch bài dạy
Thời lượng bài giảng: Tiết thứ hai
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Cách tìm Bội chung lớn nhất thông qua cách phân tích ra các thừa số nguyên tố.
- Ứng dụng Bội chung lớn nhất để tìm Bội chung.
2. Năng lực – kĩ năng
- Học sinh phân tích một số ra tích các thừa số nguyên tố. Từ đó, xác định được BCNN của các số.
- Học sinh sử dụng BCNN để tìm Bội chung.
- Học sinh sử dụng bội chung nhỏ nhất để giải quyết một số bài toán, vấn đề thực tiễn.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Học sinh phân tích ra các thừa số và tính toán chính xác; ghi nhớ và thực hiện các bước tìm BCNN một cách tuần tự.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Học sinh vận dụng BCNN để giải quyết vấn đề mở đầu và các vấn đề thực tiễn liên quan.
- Năng lực mô hình hóa toán học: Khi giải quyết vấn đề, học sinh đưa vấn đề về mô hình toán học để giải quyết.
- Năng lực giao tiếp toán học: Học sinh sử dụng ký hiệu BCNN (a, b); BC (a, b); tập hợp; trình bày diễn đạt bài làm.
3. Phẩm chất:
Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.
- Chăm chỉ: Học sinh chủ động đọc bài và tìm hiểu bài học; làm bài tập đầy đủ.
- Trách nhiệm, Trung thực: Học sinh tính toán chính xác theo đúng yêu cầu của đề bài.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phần mềm:
- Phần mềm bài giảng: Powerpoint, Ispring Suite 10
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa Toán 6 (tập 1), Sách giáo viên Toán 6.
- Tài liệu tham khảo: Corbettmaths (LCM, HCF)
3. Thiết bị dạy và học:
- Giáo viên: máy tính, mạng, loa
- Học sinh: điện thoại / máy tính bảng / máy tính, mạng

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC E-LEARNING
1. Giới thiệu bài học
(1) Mục tiêu:
- Giới thiệu tên bài học, vị trí bài học trong chương trình Toán 6.
- Giới thiệu giáo viên tham gia bài giảng.
- Giới thiệu nội dung chính sẽ học trong bài giảng.
(2) Nội dụng:
Chương II – Bài 12: Bội chung. Bội chung nhỏ nhất (2 tiết)
          + Tiết 1: Bội chung và Bội chung nhỏ nhất (tiết 1)
          + Tiết 2: Cách tìm Bội chung nhỏ nhất (tiết 2)

2. Hoạt động khởi động
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Nhắc lại cách tìm BCNN học sinh đã học ở Tiết 1; đặt vấn đề về cách tìm đã học và gợi động cơ kiến thức mới.
(2) Tổ chức thực hiện:                    
Nội dung Sản phẩm
  • Giao nhiệm vụ học tập
  • - Học sinh xem và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên:
  • Vận dụng: Lịch xuất bến của hai xe buýt hồng và xanh tại một bến xe lần lượt là 8 phút và 9 phút. Giả sử hai xe vừa mới cùng xuất bến, hỏi sau ít nhất bao lâu thì hai xe buýt này lại xuất bến cùng một lúc?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh trả lời câu hỏi điền đáp án (dưới dạng số) cho bài toán đã nêu.
Báo cáo, kết luận
- Lời giải mẫu bài toán bằng cách tìm BCNN ở tiết học trước bằng cách lần lượt liệt kê các bội của 8 và 9; sau đó tìm bội chung của 8 và 9; rồi tìm BCNN của hai số đó.
- Nhận xét về cách làm này và nhận xét về kết quả BCNN (72) với 2 số (8 và 9).


Kết luận, nhận định
- Giới thiệu cách tìm BCNN thông qua việc phân tích ra các thừa số nguyên tố.



- Câu trả lời ngắn cho bài toán đã nêu









Gọi khoảng thời gian ngắn nhất để hai xe cùng xuất bến là x ( )
Ta có , và x nhỏ nhất khác 0
nên x = BCNN (8, 9)
B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48; 56; 64; 72; 80; ...}
B(9) = {0; 9; 18; 27; 36; 45; 54; 63; 72; 81; 90; ...}
BC(8,9) = {0; 72; ...}
BCNN(8,9) = 72 = 23.32

Ta có 8 = 23; 9 = 32, BCNN (8, 9) = 72 = 23.32
Trong đó 2 và 3 là các ước nguyên tố của riêng 8 hoặc 9. Vậy có sự liên hệ gì giữa BCNN của các số và các ước nguyên tố chung và riêng của chúng?

2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a) Hoạt động 1: Cách tìm BCNN
(1) Mục tiêu:
- Học sinh phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
- Học sinh xác định được các thừa số nguyên tố chung và riêng.
- Học sinh chỉ được số mũ lớn nhất của mỗi thừa số nguyên tố.
- Học sinh ghi nhớ 3 bước để tìm BCNN của các số.
- Học sinh sử dụng cách tìm này để giải quyết lại vấn đề đầu bài.
(2) Tổ chức thực hiện:
Nội dung Sản phẩm
  • Giao nhiệm vụ học tập
  • - GV giới thiệu với HS cách tìm BCNN sử dụng phân tích ra các thừa số nguyên tố thông qua 1 ví dụ mẫu. (Tìm BCNN (75, 90))
  • - HS xem và tương tác trả lời theo các yêu cầu của giáo viên
Thực hiện nhiệm vụ học tập
Mẫu: Tìm BCNN (75, 90)
B1: Phân tích ra các thừa số nguyên tố
Học sinh lựa chọn đáp án thích hợp.
B2: Tìm thừa số nguyên tố chung và riêng
Học sinh kéo và thả các số thích hợp và trong sơ đồ Venn tương ứng.
B3: Mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất và lập tích các lũy thừa đã có.
Giáo viên trình bày trên bảng cùng hiệu ứng.
Báo cáo, kết luận
- Tìm được BCNN (75, 90)
- Khái quát được cách làm tổng quát để tìm BCNN của hai hay nhiều số.
  • Kết luận, nhận định
  • - Học sinh luyện tập cách vừa được học để giải quyết lại vấn đề được đặt ra đầu bài.
  • Như ta đã biết 8 = 23; 9 = 32,
  • Thừa số nguyên tố chung là:
  • Thừa số nguyên tố riêng là:
  • BCNN (8, 9) =
  • Học sinh lựa chọn đáp án đúng trong câu hỏi trắc nghiệm.
2) Cách tìm BCNN:




Mẫu: BCNN (75, 90)
 
  • B1: Phân tích ra thừa số nguyên tố:
  • 75 = 3.52
  • 90 = 2.3.5
  • (Học sinh chọn được đáp án đúng)
  • B2: Tìm thừa số nguyên tố chung, riêng:
  • Thừa số nguyên tố chung: 3, 5;
  • Thừa số nguyên tố riêng: 2.
  • (Học sinh phân loại được đúng thừa số nguyên tố riêng và thừa số nguyên tố chung)
  • B3: Mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất, lập tích các số đó:
  • Vậy BCNN (75, 90) = 2.3.52


Quay lại vấn đề ban đầu:
Tìm BCNN (8, 9) biết 8 = 23, 9 = 32
Thừa số nguyên tố chung là: 2
Thừa số nguyên tố riêng là: 3
BCNN (8,9) = 23.32 = 72
(Học sinh chọn được đáp án đúng)
 

b) Hoạt động 2: Vận dụng BCNN để tìm BC
(1) Mục tiêu:
- Học sinh nhận ra bội chung của các số cũng là bội của BCNN.
- Học sinh ghi nhớ 2 bước để tìm BC từ BCNN.
- Học sinh sử dụng cách tìm này để giải quyết một bài toán liên quan
(2) Tổ chức thực hiện:
Nội dung Sản phẩm
  • Giao nhiệm vụ học tập
  • - GV chỉ ra mối liên hệ giữa BC và BCNN. Từ đó khái quát 2 bước để tìm BC từ BCNN.
  • - Học sinh lắng nghe và áp dụng vào việc giải toán và giải quyết vấn đề
Thực hiện nhiệm vụ học tập
Như ta đã biết BC(8, 9) = {0; 72; 144; ...}, BCNN (8, 9) = 72 và nhận thấy các số là bội chung của 8 và 9 đều là bội của 72.
Báo cáo, kết luận
- Khái quát cách để tìm bội chung của các số:
+ Tìm BCNN của các số.
+ Tìm các bội của BCNN đó.
  • Kết luận, nhận định
  • - Học sinh luyện tập cách vừa được học để trả lời câu hỏi luyện tập.
  • Tìm bội chung của 8 và 6 nhỏ hơn 100 biết BCNN(8, 6) = 24.
  • - BCNN (8, 6) =
  • - BC (8, 6) = B (24) =
  • - Bội chung của 8 và 6 nhỏ 100 là:
  • Học sinh kéo các đáp án tương ứng vào từng vế.
2) Cách tìm BC từ BCNN:









Cách tìm BC của các số:
B1: Tìm BCNN của các số.
B2: Tìm các bội của BCNN đó.

?: Biết BCNN (8, 6) = 24. Tìm các bội chung của 8 và 6 nhỏ hơn 100.
BCNN (8, 6) = 24
B(24) = {0; 24; 48; 72; 96; 120; …} = BC (6, 8)
Vậy bội chung của 6 và 8 nhỏ hơn 100 là 0; 24; 48; 72; 96.

3. Hoạt động luyện tập
(1) Mục tiêu:
- Học sinh luyện tập cách tìm BCNN.
- Học sinh luyện tập cách tìm BC thông qua BCNN.
- Học sinh giải quyết một số bài toán thực tiễn liên quan đến BCNN.
(2) Tổ chức thực hiện:                    
Nội dung Sản phẩm
  • Giao nhiệm vụ học tập
  • Học sinh xem và trả lời vấn đề liên quan đến thực tiễn.
  • Có hai bóng đèn trang trí: xanh và đỏ. Bóng đèn xanh cứ 3 giây thì sáng một lần, bóng đèn đỏ cứ 4 giây sáng một lần. Hai bóng đèn vừa cùng được bật, hỏi:
  • + Sau ít nhất bao lâu thì cả hai bóng đèn phát sáng lần tiếp theo?
  • + Trong 60 giây, hai bóng đèn cùng phát sáng bao nhiêu lần?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh đọc đề bài, tìm hiểu và nối các vế tương ứng với các lời giải gợi ý:
Gọi thời gian để sau đó hai đèn cùng phát sáng lần tiếp theo là x (giây).
Khi đó x = BCNN (3, 4)
Ta có:
3 =
4 =
Nên BCNN (3, 4) =
Ta có x =
Do đó cả hai đèn lại
Trong 60 giây, số lần cả hai đèn cùng phát sáng là:
Báo cáo, kết luận
Gọi thời gian để sau đó hai đèn cùng phát sáng lần tiếp theo là x (giây).
Khi đó x = BCNN (3, 4)
Ta có:
3 = 3
4 = 22
Nên BCNN (3, 4) = 12
Ta có x = 12 giây.
Do đó cả hai đèn lại cùng phát sáng sau 12 giây.
Trong 60 giây, số lần cả hai đèn cùng phát sáng là: 60 : 12 = 5 (lần)
Kết luận, nhận định
Lưu ý học sinh khi trình bày bài, không được thiếu kết luận.








Học sinh suy nghĩ và nối tương ứng các vế câu.









 

4. Hoạt động tổng kết + củng cố
(1) Mục tiêu:
- Học sinh ghi nhớ lại các bước tìm BCNN và BC thông qua sơ đồ tư duy giáo viên tóm tắt.
- Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua 5 câu hỏi tương tác cuối bài và giới thiệu về Lịch Can chi
(2) Tổ chức thực hiện:                    
Nội dung Sản phẩm
  • Giao nhiệm vụ học tập
  • Học sinh xem và nhớ lại các bước tìm BCNN và BC thông qua sơ đồ tư duy.
  • Học sinh trả lời các câu hỏi ôn tập cuối bài.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
Câu hỏi 1: Điền đáp án vào chỗ trống:
Tìm BCNN (8; 72)
Câu hỏi 2: Chọn đáp án đúng trong các đáp án
Tìm BCNN (12, 15)
Câu hỏi 3: Học sinh chỉ ra những số thích hợp
Tìm bội chung nhỏ hơn 60 của 12 và 8.
Câu hỏi 4: Học sinh nối các vế tương ứng:
Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0, biết rằng a chia hết cho 28 và 32.
Câu hỏi 5: Học sinh kéo thả các đáp án tương ứng để hoàn thành các lời giải.
Cứ 2 ngày, Hà đi dạo cùng bạn cún yêu quý của mình. Cứ 7 ngày, Hà lại tắm cho cún. Hôm nay, cún vừa được đi dạo, vừa được tắm. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày nữa thì cún vừa được đi dạo, vừa được tắm?
Báo cáo, kết luận
- Học sinh ôn lại kiến thức đã học.
- Học sinh tương tác trả lời 5 câu hỏi từ mức độ nhận biết đến vận dụng và nhận được kết quả đánh giá trực tiếp.
Kết luận, nhận định
- GV tổng kết, dặn dò và giới thiệu các bài tập trong sách KNTT (Sách giáo khoa, Sách bài tập) để học sinh rèn luyện.




Học sinh trả lời các câu hỏi và điểm số đánh giá kết quả đạt được.
Học sinh có trả lời đúng 80% các câu hỏi thì học sinh sẽ vượt qua phần luyện tập này.








 



http://file:///D:/E-Learning/B%C3%A0i%20gi%E1%BA%A3ng%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD%20-%20BCNN/TEP%20DICH/B%C3%A0i%20gi%E1%BA%A3ng%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD%20-%20BCNN%20(Published)/index.html
Thông tin bài học
Bài giảng được thiết kế theo chương trình SGK mới - Kết nối tri thức với cuộc sống.Bài "Bội chung. Bội chung nhỏ nhất" được chia làm 2 tiết và đây là tiết đầu tiên của bài.
Bội chung. Bội chung nhỏ nhất
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 6
Môn học:
Toán học
Xem:
2.305
Tải về:
Thông tin tác giả
Đinh Thị Diệu Linh, Nguyễn Thị Thanh Thảo
Họ và tên:
Đinh Thị Diệu Linh, Nguyễn Thị Thanh Thảo
Đơn vị công tác:
Trường Trung học cơ sở Trần Duy Hưng
Địa chỉ:
Trường Trung học cơ sở Trần Duy Hưng, 5 Nguyễn Văn Linh, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây