Học trực tuyến

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

  •   Xem: 2204
  •   Thảo luận: 0
Trường THPT Bình Sơn                                                         Họ và tên GV: Phan Thị Thúy
Tổ: Sinh – Công nghệ
Ngày soạn: 10/10/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI HỌC: tiết 11 VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
MÔN: Sinh học                     Lớp: 10           Thời gian: 1 tiết
I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

Yêu cầu cần đạt
- Mô tả được vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, xuất nhập bào, dung dịch ưu trương, dung dịch nhược trương, dung dịch đẳng trương, khuếch tán, thẩm thấu.
- Phân biệt được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Cho ví dụ về vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động.
- Giải thích được thế nào là khuếch tán, phân biệt khuếch tán và thẩm thấu.
- Phân biệt được các khái niệm dung dịch ưu trương, đẳng trương, nhược trương.
1. Về năng lực
a. Năng lực đặc thù


Nhận thức sinh học
Mục tiêu
- Mô tả được vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, xuất nhập bào, dung dịch ưu trương, dung dịch nhược trương, dung dịch đẳng trương, khuếch tán, thẩm thấu.
- Phân biệt được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Cho ví dụ về vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động.
- Giải thích được thế nào là khuếch tán, phân biệt khuếch tán và thẩm thấu.
- Phân biệt được các khái niệm dung dịch ưu trương, đẳng trương, nhược trương.
Tìm hiểu thế giới sống - Hiểu được vì sao khi ngâm rau trong nước muối để lâu thì nó sẽ héo
- Nhận thức đúng quy luật vận động của vật chất sống cũng tuân theo các quy luật vật lý hóa học.
- Hiểu được vì sao dùng nước muối để sát trùng, ...
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học - Vận dụng được kiến thức và kỹ năng đã học để biết cách sử dụng phân bón hợp lý cho cây, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường và các vấn đề thực tiễn liên quan.
b. Năng lực chung
Tự chủ và tự học - Tự nghiên cứu và thiết kế các thí nghiệm.
- Tự học, tự đánh giá về kết quả học tập và hoàn thành nhiệm vụ của mình
Giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phát hiện và giải quyết vấn đề xảy ra trong các hình ảnh, thí nghiệm, bài tập trong suốt quá trình học
2. Về phẩm chất
- Rèn luyên tính tự lực, tự giác học tập, tham gia xây dựng kiến thức, yêu thích khoa học.
- Biết yêu quý, chăm sóc bản thân; có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống an toàn, không ô nhiễm cho các loài sinh vật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU, PHẦN MỀM
1. Phần mềm
- Phần mềm đóng gói chuẩn Elearning: Ispring Suite 10.
- Phần mềm nền: MS Powerpoint
- Phần mềm hỗ trợ biên tập phim, sơ đồ tư duy, ảnh: Camtasia 9, Imindmap 10, MS Paint.
2. Học liệu
a. Sách tham khảo
- Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2007). Sách giáo khoa Sinh học 10, NXB Giáo dục
- Vũ Văn Vụ  (2007). Sách giáo viên Sinh học 10, NXB Giáo dục
- Nguyễn Như Hiền (2006), Tư liệu dạy học Sinh học 10, NXB Giáo dục
- Phan Khắc Nghệ - Phạm Thị Tâm (2010). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội
- Cao Cự Giải (2017). Bài tập đánh giá năng lực Khoa học tự nhiên theo tiếp cận Pisa , NXB ĐH Quốc gia Hà Nội
b. Hình ảnh
- Tìm kiếm hình ảnh trên Google với công cụ lọc giấy phép CC, hình ảnh không bản quyền.
- Tìm kiếm tại trang wikimedia.org không bản quyền.
- Hình ảnh Rừng rong biển ở thôn Châu Thuận – Bình Châu – Bình Sơn – Quảng Ngãi lấy từ báo vnexpress đăng ngày 6/9/2021 (GV có liên hệ xin phép)
- Hình ảnh sản phẩm học sinh: GV tự chụp.
c. Âm thanh
- Nhạc nền được lấy từ các website không bản quyền như http://www.bensound.com
http://www.youtube.com/audio bộ lọc giấy phép CC.
- Giáo viên tự ghi âm
d. Video
- Giáo viên tự quay và chỉnh sửa bằng phần mềm Camtasia 9.
+ Các video giáo viên dẫn dắt
+ Video sản phẩm học tập của HS
+ Video thí nghiệm 1, thí nghiệm 2
+ Video tình huống
- Các video tải từ youtube/ bộ lọc giấy phép CC:
+ Quá trình vận chuyển thụ động và chủ động:
https://www.youtube.com/watch?v=uIXN-HSxkYM&t=2s. Tác giả Nguyên Bùi Thảo, có giấy phép CC.

(Quét mã QR bằng ứng dụng chụp hình của điện thoại)
Giáo viên sử dụng phần mềm Camtasia để cắt, chỉnh sửa và việt hóa thành 2 đoạn nhỏ phục vụ dạy các kiến thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động
+ Xuất nhập bào
https://www.youtube.com/watch?v=WdydbJDKikg. Tác giả Hà Trang Phạm (Giáo viên đã liên hệ xin phép sử dụng)

(Quét mã QR bằng ứng dụng chụp hình của điện thoại)
+ Tác hại của hút thuốc lá thụ động
https://www.youtube.com/watch?v=m2KG4eQoDVI&t=1s. Tác giả click lws, có giấy phép CC.

(Quét mã QR bằng ứng dụng chụp hình của điện thoại)
e. Học liệu sách điện tử
- GV sử dụng thông tin từ internet và sách tham khảo (như trên)
* Chuẩn bị của học sinh: nghiên cứu nội dung bài mới, xem lại các kiến thức đã học ở môn Vật lý, hóa học về khuếch tán, thẩm thấu.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ELEARNING
A- HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU       
ÔN LẠI KIẾN THỨC MÀNG SINH CHẤT QUA QUAN SÁT MÔ HÌNH
1. Mục tiêu
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh.
- Học sinh huy động được những kiến thức đã học của bản thân có liên quan đến màng sinh chất, kích thích mong muốn tìm hiểu bài học mới.
2. Nội dung
GV cho học sinh quan sát mô hình cấu trúc tế bào của các bạn HS đã học, yêu cầu HS xác định vị trí màng sinh chất, gọi tên và nêu chức năng của các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất.
3. Sản phẩm
HS trả lời
Câu 1: chỉ đúng vị trí
Câu 2: Kéo thả đúng vị trí
Câu 3: bán thấm, chọn lọc
2. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho học sinh quan sát mô hình cấu trúc tế bào của các bạn HS đã học, yêu cầu HS xác định vị trí màng sinh chất, gọi tên và nêu chức năng của các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất.
Câu 1: Em hãy chỉ vị trí của màng sinh chất trên mô hình tế bào?
Câu 2: Em hãy kéo thả tên các thành phần cấu trúc màng sinh chất.
Câu 3: Điền nội dung thiếu trong câu: Màng sinh chất có tính____vì vậy có khả năng trao đổi chất một cách__với môi trường bên ngoài.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS sau khi quan sát mô hình, liên hệ kiến thức cũ đã học để trả lời các câu hỏi.
GV hỗ trợ cách HS trả lời trên thiết bị.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận
HS trả lời
Câu 1: chỉ đúng vị trí
Câu 2: Kéo thả đúng vị trí
Câu 3: bán thấm, chọn lọc
GV cài đặt để nhận xét HS sau mỗi câu trả lời đúng hoặc sai.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV dựa vào nội dung để dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bài 11 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu vận chuyển thụ động
1. Mục tiêu
- Nêu được được khái niệm, con đường vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất
- Nêu được khái niệm khuếch tán, thẩm thấu, môi trường ưu trương, đẳng trường, nhược trương
- Vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng thực tiễn
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
2. Nội dung
Hoạt động 1.1: Góc trải nghiệm ( Tìm hiểu về hiện tượng khuếch tán, thẩm thấu)
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm (HS biết cách làm, có thể cùng làm hoặc làm sau khi học xong bài)
- Sau khi xem thí nghiệm, HS trả lời các câu hỏi dạng để hình thành khái niệm khuếch tán, thẩm thấu
Hoạt động 1.2: Góc quan sát ( Tìm hiểu về khái niệm, cơ chế, các con đường vận chuyển thụ động)
- GV yêu cầu HS xem video về quá trình vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất.
- Sau khi xem video, HS trả lời các câu hỏi về vận chuyển thụ động.
Hoạt động 1.3: Góc phân tích ( Tìm hiểu về dung dịch ưu trương, nhược trương, đẳng trương)
GV yêu cầu HS quan sát hình và tìm hiểu sự khác nhau về nồng độ các chất trong và ngoài màng tế bào, hình thái của tế bào hồng cầu trong 3 điều kiện khác nhau bằng cách trả lời các câu hỏi hình thành khái niệm dung dịch ưu trương, nhược trương, đẳng trương.
3. Sản phẩm
Hoạt động 1.1: Góc trải nghiệm ( Tìm hiểu về hiện tượng khuếch tán, thẩm thấu)
HS có thể tự tiến hành thí nghiệm và trả lời được các câu hỏi
Câu 1: Đúng
Câu 2: Đúng
Câu 3: Đúng
Hình thành được 2 khái niệm
- Sự khuếch tán: chất tan đi từ nơi có nồng độ  cao về nơi có nông độ thấp (cân bằng nồng độ)
- Sự thẩm thấu: nước đi từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp (thế nước cao, nồng độ chất tan thấp) về nơi có áp suất thẩm thấu cao (nồng độ chất tan cao, thế nước thấp)
Hoạt động 1.2: Góc quan sát ( Tìm hiểu về khái niệm, cơ chế, các con đường vận chuyển thụ động)
HS trả lời được nội dung bảng
Câu Nội dung ĐÚNG SAI
1 Quá trình vận chuyển thụ động có tuân theo quy luật khuếch tán, thẩm thấu X  
2 Các chất qua màng sinh chất có thể đi theo 2 con đường X  
3 Oxi được khuếch tán qua kênh protein   X
4 Nước có kênh protein riêng để vận chuyển gọi là aquaporin X  
5 Ion Na+, K+ có tính phân cực nên được khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép   X
Hình thành được các nội dung về vận chuyển thụ động:
- Khái niệm: là hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất đi từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp (cùng chiều gradient nồng độ) và không tiêu tốn năng lượng
- Cơ chế: khuếch tán và thẩm thấu
- Các con đường vận chuyển:
+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép: các chất có kích thước nhỏ, không phân cực, tan trong lipit, VD: O2, CO2,...kém chọn lọc
+ Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng có tính chọn lọc: các chất có kích thước lớn hơn, phân cực, tích điện, không tan trong lipt, VD: H2O, glucozo, Na+, K+... nhanh và chọn lọc hơn.
Hoạt động 1.3: Góc phân tích ( Tìm hiểu về dung dịch ưu trương, nhược trương, đẳng trương)
Sau khi quan sát kỹ, HS phân tích được:
Câu 1: Cốc 1: C1 = C2; Cốc 2: C1>C2, Cốc 3: C1<C2
Câu 2:
- Cốc 1: tế bào bình thường
- Cốc 2: tế bào mất nước, teo lại
- Cốc 3: tế bào no nước, có thể bị vỡ
Hình thành được khái niệm:
- Dung dịch ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
- Dung dịch nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bé hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
- Dung dịch đẳng trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.
4. Tổ chức thực hiện
GV chia nhỏ hoạt động 1 thành 3 hoạt động nhỏ
- GV sử dụng phương pháp góc để hình thành kiến thức cho HS
- HS trải nghiệm, phân tích, quan sát để hình thành kiến thức
a. Hoạt động 1.1: Góc trải nghiệm ( Tìm hiểu về hiện tượng khuếch tán, thẩm thấu)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm (HS biết cách làm, có thể cùng làm hoặc làm sau khi học xong bài)
Thí nghiệm 1: nhỏ 1 giọt Xanh Metylen vào cốc nước và quan sát sự đổi màu
Thí nghiệm 2: trộn 1 muỗng muối NaCl vào các lát dưa chuột cắt mỏng và quan sát hiện tượng
- Sau khi xem thí nghiệm, HS trả lời các câu hỏi dạng đúng sai:
Câu 1: Khi nhỏ 1 giọt Xanh Metylen vào cốc nước, xanh metylen đã khuếch tán vào nước làm nước đổi màu, đúng hay sai?
Câu 2: Cốc nước nóng có tốc độ khuếch tán nhanh hơn cốc nước lạnh, đúng hay sai?
Câu 3: Có nước trong đĩa dưa chuột, nước đó là do thẩm thấu từ dưa chuột ra, đúng hay sai?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS cùng GV tiến hành thí nghiệm hoặc quan sát quá trình làm để sau khi học xong có thể làm
*Bước 3: Báo cáo và thảo luận
Sau khi được GV hướng dẫn cách làm, HS có thể tự tiến hành thí nghiệm và trả lời được các câu hỏi
Câu 1: Đúng
Câu 2: Đúng
Câu 3: Đúng
GV cài đặt để nhận xét HS sau mỗi câu trả lời đúng hoặc sai.
*Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đưa ra bảng phân tích 2 thí nghiệm
Thí nghiệm Hiện tượng Giải thích
TN1: Cho 1 giọt Xanh metylen vào 1 cốc nước - Nước đổi màu của xanh metylen - Xanh metylen đã khuếch tán vào nước
TN2: trộn 1 muống muối ăn vào cốc đựng dưa chuột đã cắt lát mỏng - xuất hiện nước
- Lát dưa chuột mềm, mặn
- nước thẩm thấu từ trong lát dưa chuột ra ngoài
- muối khuếch tán từ ngoài vào trong TB dưa chuột
GV kết luận 2 khái niệm:
- Sự khuếch tán: chất tan đi từ nơi có nồng độ  cao về nơi có nông độ thấp (cân bằng nồng độ)
- Sự thẩm thấu: nước đi từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp (thế nước cao, nồng độ chất tan thấp) về nơi có áp suất thẩm thấu cao (nồng độ chất tan cao, thế nước thấp)
b. Hoạt động 1.2: Góc quan sát ( Tìm hiểu về khái niệm, cơ chế, các con đường vận chuyển thụ động)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xem video về quá trình vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất.
- Sau khi xem video, HS trả lời bảng sau:
Câu Nội dung ĐÚNG SAI
1 Quá trình vận chuyển thụ động có tuân theo quy luật khuếch tán, thẩm thấu    
2 Các chất qua màng sinh chất có thể đi theo 2 con đường    
3 Oxi được khuếch tán qua kênh protein    
4 Nước có kênh protein riêng để vận chuyển gọi là aquaporin    
5 Ion Na+, K+ có tính phân cực nên được khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép    
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát kỹ video, ghi chép lại những gì quan sát được
* Bước 3: Báo cáo và thảo luận
Sau khi quan sát, HS trả lời được nội dung bảng
Câu Nội dung ĐÚNG SAI
1 Quá trình vận chuyển thụ động có tuân theo quy luật khuếch tán, thẩm thấu X  
2 Các chất qua màng sinh chất có thể đi theo 2 con đường X  
3 Oxi được khuếch tán qua kênh protein   X
4 Nước có kênh protein riêng để vận chuyển gọi là aquaporin X  
5 Ion Na+, K+ có tính phân cực nên được khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép   X
GV cài đặt để nhận xét HS sau câu trả lời của HS.
*Bước 4: Kết luận, nhận định
Sau khi phân tích bảng, GV có thể kết luận được: khái niệm, cơ chế, các con đường vận chuyển thụ động và trình bày ở dạng sơ đồ tư duy:
'&rgb(0, 3, 9);Diagram

Description automatically generated&rgb(0, 3, 9);'

c. Hoạt động 1.3: Góc phân tích ( Tìm hiểu về dung dịch ưu trương, nhược trương, đẳng trương)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Qua các hoạt động 1, 2 GV rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán các chất: đặc điểm chất cần vận chuyển, cấu trúc màng, nhiệt độ và sự chênh lệch nồng độ. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ trong và ngoài màng, người ta chia các loại môi trường bao quanh tế bào thành 3 nhóm. Sau đó GV yêu cầu HS quan sát hình và tìm hiểu sự khác nhau về nồng độ các chất trong và ngoài màng tế bào, hình thái của tế bào hồng cầu trong 3 điều kiện khác nhau bằng cách trả lời các câu hỏi.
'&rgb(0, 3, 9);Diagram

Description automatically generated&rgb(0, 3, 9);'

Câu 1: Kéo thả đặc điểm nồng độ chất tan ngoài môi trường (C1) và trong tế bào (C2) phù hợp với 3 cốc 1, 2, 3.
Câu 2: Chọn đặc điểm hình dạng của tế bào hồng cầu trong 3 cốc tương ứng: bình thường/ mất nước, teo lại/ no nước và có thể bị vỡ
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, phân tích hình
*Bước 3: Báo cáo và thảo luận
Sau khi quan sát kỹ, HS phân tích được:
Câu 1: Cốc 1: C1 = C2; Cốc 2: C1>C2, Cốc 3: C1<C2
Câu 2:
- Cốc 1: tế bào bình thường
- Cốc 2: tế bào mất nước, teo lại
- Cốc 3: tế bào no nước, có thể bị vỡ
GV cài đặt để nhận xét HS sau mỗi câu trả lời đúng hoặc sai.
*Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận 3 loại môi trường tương ứng
MÔI TRƯỜNG ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO ĐỘNG VẬT TẾ BÀO THỰC VẬT
ƯU TRƯƠNG C1>C2 tế bào mất nước, teo lại tế bào mất nước, co nguyên sinh
NHƯỢC TRƯƠNG C1<C2 tế bào no nước, có thể bị vỡ tế bào no nước, không bị vỡ
ĐẲNG TRƯƠNG C1=C2 tế bào bình thường tế bào bình thường
GV Chốt lại các nội dung cần nắm của quá trình vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất
Hoạt động 2: Tìm hiểu vận chuyển chủ động
1. Mục tiêu
- Nêu được được khái niệm, con đường vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất
- Nêu được ý nghĩa của hình thức vận chuyển chủ động
- Vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng thực tiễn
- Phân biệt được 2 con đường vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh.
2. Nội dung
- GV yêu cầu HS xem video về quá trình vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất.
- Sau khi xem video, HS trả lời câu hỏi
Từ đó hình thành các đặc điểm của quá trình vận chuyển chủ động
3. Sản phẩm
Sau khi quan sát, HS trả lời được
“Chất tan di chuyển qua màng từ nơi có NỒNG ĐỘ CAO đến nơi có NỒNG ĐỘ THẤP”. Vận chuyển chủ động TIÊU TỐN NĂNG LƯỢNG ATP của tế bào”
Hình thành các đặc điểm của quá trình vận chuyển chủ động
- Khái niệm: là quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao, tiêu tốn năng lượng ATP của tế bào
- Cơ chế: cần có bơm protein đặc hiệu, có năng lượng ATP và phụ thuộc nhu cầu tế bào.
- Ý nghĩa: giúp cân bằng nội môi, lấy các chất cần thiết và thải bỏ chất thải, chất độc.
4. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xem video về quá trình vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất.
- Sau khi xem video, HS trả lời câu hỏi
Câu 1: Em hãy chọn nội dung đúng về vận chuyển chủ động bằng cách kéo thả chữ phù hợp trong câu sau: “Chất tan di chuyển qua màng từ nơi có_____đến nơi có____”. Vận chuyển chủ động_____của tế bào”
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát kỹ video, ghi chép lại những gì quan sát được
Bước 3: Báo cáo và thảo luận
Sau khi quan sát, HS trả lời được
“Chất tan di chuyển qua màng từ nơi có NỒNG ĐỘ CAO đến nơi có NỒNG ĐỘ THẤP”. Vận chuyển chủ động TIÊU TỐN NĂNG LƯỢNG ATP của tế bào”
GV cài đặt để nhận xét HS sau câu trả lời của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Sau khi phân tích bảng, GV có thể kết luận được: khái niệm, cơ chế, ý nghĩa của quá trình vận chuyển thụ động và trình bày ở dạng sơ đồ tư duy:
'&rgb(0, 3, 9);Diagram

Description automatically generated&rgb(0, 3, 9);'

- GV mở rộng bằng cách cho HS xem cơ chế quá trình tái hấp thu chất thải từ nước tiểu vào máu tại ống thận người và giáo dục HS ý thức không nên ăn mặn, sử dụng các thực phẩm đóng hộp có hàm lượng muối cao để bảo vệ sức khỏe.
- Sau đó GV nhấn mạnh điểm khác nhau giữa vận chuyển chủ động và thụ động và cho HS trả lời nhanh bảng sau:
  Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
Chiều di chuyển
của chất tan
Từ cao à thấp Từ thấp à cao
Nhu cầu năng lượng Không
Con đường 2 con đường:
- qua lớp photpholipit kép
- qua kênh protein
1 con đường
- kênh protein đặc hiệu
Nguyên nhân Chênh lệch nồng độ Nhu cầu tế bào
- Giáo viên mở rộng: Trong hai hình thức vận chuyển trên thì vận chuyển chủ động là chủ yếu vì màng tế bào có tính thấm chọn lọc, màng chỉ đưa vào những chất cần thiết cho tế bào và loại bỏ các chất độc đối với tế bào dù sự vận chuyển đó ngược chiều nồng độ, cần tiêu tốn năng lượng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình xuất, nhập bào
1. Mục tiêu
- Nêu được được khái niệm, con đường xuất, nhập bào
- Nêu được ý nghĩa của hình thức xuất, nhập bào
- Vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng thực tiễn
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích
2. Nội dung.
- GV yêu cầu HS xem video về quá trình xuất, nhập bào
- Sau khi xem video, HS trả lời câu hỏi
Từ đó hình thành các đặc điểm của quá trình xuất, nhập bào
3. Sản phẩm
Sau khi quan sát, HS trả lời được
Câu 1: đúng
Câu 2:
Bước 1: các chất tiếp xúc với màng sinh chất
Bước 2: màng biến đổi, hình thành bóng nhập bào bao lấy các chất
Bước 3: bóng nhập bào mang các chất đi vào trong tế bào
Câu 3:
Bước 1: tế bào hình thành bóng xuất bào bao lấy các chất
Bước 2: bóng xuất bào liên kết với màng sinh chất
Bước 3: màng biến đổi và xuất các chất ra khỏi tế bào
Câu 3: Theo em, xuất nhập bào là quá trình: Tế bào chủ động lấy các chất, vì vậy sẽ năng lượng của tế bào.
Từ đó hình thành các đặc điểm của quá trình xuất nhập bào
- Khái niệm: là kiểu vận chuyển các chất qua màng sinh chất làm biến dạng màng và tiêu tốn năng lượng ATP của TB.
- Đối tượng sử dụng phương thức xuất nhập bào: chất có kích thước lớn, mảng tế bào, đại phân tử,…
- Nhập bào: đưa các chất vào bên trong tế bào, gồm thực bào (chất rắn) và ẩm bào (chất lỏng)
- Xuất bào: đưa các chất ra khỏi tế bào. VD: chất thải, đại phân tử,…
4. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xem video về quá trình xuất, nhập bào
- Sau khi xem video, HS trả lời câu hỏi
Câu 1: Quá trình xuất nhập bào làm màng sinh chất bị biến dạng, đúng hay sai?
Câu 2: Hãy sắp xếp các giai đoạn của quá trình nhập bào.
Câu 3: Hãy sắp xếp các giai đoạn của quá trình xuất bào.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát kỹ video, ghi chép lại những gì quan sát được
Bước 3: Báo cáo và thảo luận
Sau khi quan sát, HS trả lời được
Câu 1: đúng
Câu 2:
Bước 1: các chất tiếp xúc với màng sinh chất
Bước 2: màng biến đổi, hình thành bóng nhập bào bao lấy các chất
Bước 3: bóng nhập bào mang các chất đi vào trong tế bào
Câu 3:
Bước 1: tế bào hình thành bóng xuất bào bao lấy các chất
Bước 2: bóng xuất bào liên kết với màng sinh chất
Bước 3: màng biến đổi và xuất các chất ra khỏi tế bào
Câu 3: Theo em, xuất nhập bào là quá trình: Tế bào chủ động lấy các chất, vì vậy sẽ năng lượng của tế bào.
GV cài đặt để nhận xét HS sau câu trả lời của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Sau khi phân tích bảng, GV có thể kết luận được: khái niệm, đối tượng, ý nghĩa của xuất nhập bào.
'&rgb(0, 3, 9);Diagram

Description automatically generated&rgb(0, 3, 9);'

C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP           Trò chơi Ô chữ diệu kỳ
1. Mục tiêu
- Ôn tập lại kiến thức vừa học để giải ô chữ.
- Tạo không khí thoải mái, vui vẻ.
2. Nội dung
GV cho HS học sinh chơi trò chơi ô chữ diệu kỳ bằng cách trả lời các câu hỏi để giải ô chữ
Ô chữ gồm 7 hàng ngang và 1 từ khóa hàng dọc, mỗi câu hỏi được trả lời trong thời gian 30 giây, HS trả lời bằng cách kéo thả các chữ cái vào ô tương ứng.
3. Sản phẩm
HS dựa vào kiến thức vừa học để giải các ô chữ
'&rgb(0, 3, 9);A picture containing treemap chart

Description automatically generated&rgb(0, 3, 9);'
2. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS học sinh chơi trò chơi ô chữ diệu kỳ bằng cách trả lời các câu hỏi để giải ô chữ
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc câu hỏi của từng ô chữ để trả lời
Hàng 1: Ô chữ gồm 9 chữ cái.
Cơ chế các chất tan đi từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp gọi là "....."
Hàng 2: Ô chữ gồm 7 chữ cái.
Đây là hình thức vận chuyển các chất qua màng tế bào theo cơ chế khuếch tán .
Hàng 3: Ô chữ gồm 3 chữ cái.
Đây là chất khí có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit
Hàng 4: Ô chữ gồm 4 chữ cái.
Đây là phân tử được vận chuyển nhờ kênh protein riêng có tên là aquaporin
Hàng 5: Ô chữ gồm 11 chữ cái.
Khí CO2 được khuếch tán vào tế bào qua con đường nào?
Hàng 6: Ô chữ gồm 11 chữ cái.
Vận chuyển chủ động đưa các chất ra vào tế bào nhờ vào....
Hàng 7: Ô chữ gồm 7 chữ cái.
Quá trình vận chuyển các chất chủ yếu của tế bào?
TỪ KHÓA CỦA Ô CHỮ NÀY LÀ GÌ?

*Bước 3: Báo cáo và thảo luận
HS dựa vào kiến thức vừa học để giải các ô chữ
GV cài đặt nhận xét sau mỗi câu trả lời của HS
*Bước 4: Kết luận, nhận định
Sau khi giải xong GV khẳng định lại vai trò của màng sinh chất trong việc chọn lọc các chất ra vào tế bào. GV cho HS thêm các câu trắc nghiệm tự luyện tại địa chỉ (MS Form)
'&rgb(0, 3, 9);Qr code

Description automatically generated&rgb(0, 3, 9);'
D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Mục tiêu
- Học sinh thực hành vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học để giải quyết câu hỏi liên quan đến bài.
2. Nội dung
GV cho HS xem 1 tình huống thực tế về cách bón phân của một bạn HS rồi yêu cầu HS giải quyết tình huống bằng cách trả lời các câu hỏi. Từ đó giáo dục HS cách sử dụng phân bón với môi trường.
3. Sản phẩm
HS phát hiện được nguyên nhân cây héo là do Na đã bón quá nhiều phân, làm cho môi trường ngoài tế bào rễ cây ưu trương so với trong tế bào gây co nguyên sinh, chính vì vậy cây không những không hút được nước mà nước trong cây thẩm thấu ra ngoài.
Để cây tươi trở lại, HS có thể đề xuất: Na ngừng bón phân, thay đất và tưới nhiều nước để tạo cân bằng nồng độ bên ngoài và bên trong tế bào rễ giúp cây hút nước và tươi lại. Khi tưới phân, Na nên pha loãng và bón theo định lỳ 10-15 ngày/lần.
GV kết luận, giáo dục HS cách sử dụng phân bón để không gây hại cho cây, ảnh hưởng đến môi trường đất và hệ vi sinh vật đất
2. Tiến trình thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS xem 1 tình huống thực tế: Bạn Na vừa được tặng một chậu hoa tím tuyệt đẹp, vì rất yêu hoa và muốn cây nhanh phát triển nên hằng ngày Na chăm chỉ bón phân, tưới đạm. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau, chậu cây không những không phát triển mà đã bị héo úa mà Na không hiểu lí do. Em hãy giải thích cho Na hiểu vì sao và em có đề xuất biện pháp gì để giúp cây héo có thể tươi trở lại không?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS theo dõi tình huống và dựa vào kiến thức vừa học về các loại môi trường bao quanh tế bào để trả lời
*Bước 3: Báo cáo và thảo luận
HS trả lời được 2 câu hỏi
Câu 1: các nguyên nhân làm cây bị héo và chết
Câu 2: đề xuất các biện pháp để cây héo có thể tươi trở lại
*Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV kết luận, giáo dục HS cách sử dụng phân bón để không gây hại cho cây, ảnh hưởng đến môi trường đất và hệ vi sinh vật đất
- Yêu cầu HS giải thích các hiện tượng thực tế khác:
+ Vì sao phải ngâm rau sống trong nước muối loãng 5-10 phút?
+ Vì sao khi bệnh nhân cấp cứu vì mất máu muốn uống nước thì bác sĩ không cho phép uống nước?
* GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài thực hành 12: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh: chuẩn bị mẫu vật: lá thài lài tía, các kiến thức về hiện tượng đóng mở khí khổng (HS đọc tại học liệu cuối bài)
* GV hướng dẫn HS tự đọc các thông tin liên quan nội dung bài học tại học liệu điện tử cuối bài (từ trang 56-61)

Viết tắt trong bài:
- HS: học sinh
- GV: giáo viên


 
Thông tin bài học
Tìm hiểu về các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất: vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, xuất nhập bào
Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 10
Môn học:
Sinh học
Xem:
2.204
Tải về:
Thông tin tác giả
Phan Thị Thuý
Họ và tên:
Phan Thị Thuý
Đơn vị công tác:
THPT Bình Sơn
Địa chỉ:
Thpt Bình Sơn - Quảng Ngãi
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây