HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
|
|
GV: Trước khi vào bài học mời các em làm một số câu hỏi trắc nghiệm để ôn lại kiến thức có liên quan trong bài học. Câu 1: Chọn từ điện vào chỗ trống trong câu sau: Trọng lực có phương..........chiều hướng xuống dưới. Câu 2: Chọn phương án đúng trong các phương án sau: Công thức tính trọng lượng là:
Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gầu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước. Tại sao lại như vậy?. Để trả lời câu hỏi này mời các em cùng nghiên cứu bài học: Lực đẩy Ác-Si-Mét |
HS: Kích chuột vào ô bắt đầu ở góc phải bên dưới slide để làm bài bằng cách lựa chọn các phương án có sẵn và xem kết quả đạt được sau khi trả lời. HS: Lắng nghe |
|
|
HĐ 1.Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên một vật nhúng chìm trong nó (Phát triển năng lực quan sát) |
|
GV: Để biết được một vật khi nhúng chìm trong chất lỏng sẽ có hiện tượng gì xảy ra các em hãy theo dõi thí nghiệm sau. GV: Nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm. Chiếu thí nghiệm ảo. GV: Giải thích kết quả thí nghiệm GV: Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi: Câu hỏi: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận sau: Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ........ |
HS: Quan sát thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm sau đó đối chứng với giải thích của Th giáo. HS: Kích chuột vào ô bắt đầu để trả lời câu hỏi |
Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên. Lực này gọi là lực đẩy Acsimet Lực đẩy Acsimet, kí hiệu FA |
|
HĐ 2. Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acsimet. ( Phát triển năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí) |
|
GV: Giới thiệu tiểu sử nhà bác học Ác-Si-Mét GV: Chiếu thí nghiệm ảo và giải thích Khi một vật nhúng chìm trong chất lỏng sẽ chụi tác dụng của hai lực: Trọng lực có điểm đặt tại vật, có phương thẳng đứng, có chiều hướng xuống dưới và có độ lớn bằng trọng lượng của vật. Lực đẩy Ác si mét có điểm đặt tại vật, có phương thẳng đứng, có chiều hướng từ dưới lên. Vậy độ lớn lực đẩy Ác Si Mét được xác định như thế nào các em cùng tìm hiểu qua video sau. GV: Đưa video truyền thuyết về Ác si met ? Dựa vào truyền thuyết các em hãy đưa ra dự đoán xem Ác si mét đã dự đoán thế nào về độ lớn của lực đẩy do chất lỏng tác dụng lên một vật nhúng chìm trong nó. GV: Chiếu thí nghiệm kiểm tra dự đoán GV: Giải thích kết quả thí nghiệm từ đó đưa ra kết luận khẳng định dự đoán của Ác Si Mét là đúng. |
HS: Lắng nghe HS: Quan sát video HS: Đưa ra dự đoán HS: Quan sát, giải thích kết quả và đối chứng với giải thích của giáo viên. HS: Ghi nhớ kiến thức |
Kết luận: * Công thức tính độ lớn lực đẩy Ác Si Mét: FA = d.V Với: d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) FA: Lực đẩy Ác Si Mét (N) |
|
C+D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG ( Phát triển năng lực quan sát, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí) |
|
GV: Lực đẩy Ác Si Mét không chỉ đúng với chất lỏng mà còn đúng với chất khí. GV: Các em theo dõi video về khinh khí cầu để hiểu hơn về lực đẩy Ác Si Mét trong chất khí. GV: Giải thích câu hỏi tình huống vào bài mới bằng video. GV: Yêu cầu HS làm các câu hỏi sau: Câu 5: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chụi lực đẩy Ác Si Mét lớn hơn? GV: Giải thích và đưa đáp án câu 5 Câu 6: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng chìm vào nước, một thỏi được nhúng chìm vào dầu. Thỏi nào chụi lực đẩy Ác Si Mét lớn hơn? GV: Đưa ra câu trả lời, giải thích câu 6 GV: Chiếu Video câu truyên cân voi của trạng lường Lương Thế Vinh GV: Chốt kiến thức cần nhớ trong bài học bằng sơ đồ tư duy |
HS: Quan sát, theo dõi video HS: Lắng nghe HS: Trả lời câu hỏi và đối chứng với đáp án của giáo viên HS: Lắng nghe, theo dõi. HS: Ghi nhớ kiến thức trọng tâm qua sơ đồ tư duy. |
|
|
GV: Giới thiệu vai trò của lực đẩy Ác Si Mét đối với tàu thuyền. GV: Chiếu video sự cố tràn dầu trên biển và hiện tượng xả rác bừa bãi trên biển gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường. Từ đó đưa ra các thông điệp cuộc sống. GV: Dặn dò học sinh những điều cần lưu ý và cần làm sau khi học xong bài học. |
HS: Quan sát, theo dõi, lắng nghe ghi nhớ. |
Ý kiến bạn đọc