Đường giao thông

  •   Xem: 1176
  •   Thảo luận: 0
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙNG HƯNG
Giáo viên: Tôn Nữ Ngọc Châu
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Theo công văn 2345/BGDĐT – GDTH ngày 07/06/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Môn học/hoạt động giáo dục TỰ NHIÊN XÃ HỘI ; lớp 2
Chủ đề: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
Tên bài học: ĐƯỜNG GIAO THÔNG (TIẾT 1) ; số tiết: 1
Thời gian thực hiện: ngày 28 tháng 10 năm 2021.
  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
    1. Kiến thức, kĩ năng:
  • Kể được tên các loại đường giao thông.
  • Nêu được một số phương tiện giao thông và những tiện ích của chúng.
    1. Năng lực, phẩm chất
  • Năng lực: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin…..; quan sát, nhận biết những việc đơn giản khi tham gia giao thông.
  • Phẩm chất: chăm chỉ.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
    1. Phần mềm:
  • Phần mềm Powerpoint 2019 bản quyền: soạn giáo án điện tử, làm video nội dung bài học.
  • Phần mềm Camtasia 2021 bản quyền: làm video giới thiệu, dựng phim, xuất video định dạng MP4.
  • Phần mềm Sniping Tools: cắt ảnh từ các nguồn hình ảnh.
    1. Học liệu
  • Sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội lớp 2 (bộ sách Chân trời sáng tạo)
  • Sách giáo viên Tự nhiên và xã hội lớp 2 (bộ sách Chân trời sáng tạo)
  • Âm thanh nguồn tại thư viện âm nhạc miễn phí của Youtube: https://www.youtube.com/c/audiolibrary-channel
  • Hình ảnh tìm qua Google Images với giấy phép: Giấy phép Creative Commons; hình ảnh từ Hành trang số của nhà xuất bản giáo dục: https://hanhtrangso.nxbgd.vn/
  • Video tìm qua Youtube: bài hát “Em đi chơi thuyền” thuộc kênh Thiếu nhi – BHMedia (Bản quyền thuộc về BH Media Corp)
    1. Thiết bị dạy và học: 
  • Hệ thống Web, Youtube, …
  • Giáo viên: Bảng tương tác, máy tính, điện thoại, máy chiếu, loa, …
  • Học sinh: Điện thoại, PC, laptop, máy tính bảng, TV, ...
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BẰNG VIDEO BÀI GIẢNG
  1. Hoạt động khởi động và khám phá: Bé làm ca sỹ
Đề mục Nội dung hoạt động Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động: Bé làm ca sỹ
  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh bằng bài hát.
  2. Nội dung:
  • Học sinh xem và hát theo bài hát Em đi chơi thuyền.
  • Học sinh vận dụng hiểu biết đã có; xem câu hỏi và chọn đáp án đúng.
  1. Sản phẩm:
  • Câu trả lời của học sinh sau khi xem video.
  1. Tổ chức thực hiện:
  • Giáo viên giới thiệu hoạt động Khởi động: Bé làm ca sỹ tạo hứng thú cho học sinh.
'&rgb(0, 3, 9);&rgb(0, 3, 9);Graphical user interface

Description automatically generated with low confidence&rgb(0, 3, 9);&rgb(0, 3, 9);'
  • Giáo viên chiếu bài hát “Em đi chơi thuyền”, sau đó chiếu câu hỏi.
'&rgb(0, 3, 9);&rgb(0, 3, 9);Text

Description automatically generated&rgb(0, 3, 9);&rgb(0, 3, 9);'
+ Bạn nhỏ trong bài hát đi chơi Thảo Cẩm Viên bằng phương tiện gì?
+ Em có biết thuyền di chuyển ở đâu?
  • Giáo viên chuyển ý và dẫn dắt vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
Xem và thực hiện theo video bài giảng.
  • Lắng nghe, hát theo bài hát khởi động.
  • Xem video và chọn đáp án đúng.
  • Xem lại đáp án trong video và so sánh lại kết quả của mình.
 
  1. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông
Hoạt động 1: Tìm hiểu đường giao thông và các phương tiện giao thông.
Đề mục Nội dung hoạt động Hoạt động của học sinh
Hoạt động tìm hiểu: Các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông
  1. Mục tiêu: Học sinh kể được tên các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông.
  2. Nội dung:
  • Học sinh theo dõi câu chuyện về quê của bạn An.
  • Học sinh quan sát video (hoặc tranh vẽ trong sách giáo khoa) và trả lời câu hỏi trong video.
  1. Sản phẩm:
  • Câu trả lời của học sinh sau khi xem video.
  1. Tổ chức thực hiện:
  • Giáo viên giới thiệu hoạt động Tìm hiểu các loại đường giao thông và phương tiện giao thông.
  • Giáo viên kể chuyện: Chuyến hành trình về quê của bạn An.
  • Giáo viên đọc câu hỏi:
+ Kể tên những phương tiện giao thông mà An và mẹ đã tham gia?
+ An và mẹ đã đi trên những loại đường giao thông nào?
  • Giáo viên chiếu câu đố và mời học sinh giải đáp.
Cũng là có cánh
Bay lượn trên trời
Đón đưa mọi người
Đi khắp muôn nơi.
(Là cái gì)
Kết luận: Có nhiều loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
  • Giáo viên chuyển ý và dẫn dắt vào hoạt động 2: Trò chơi ghép ảnh.
Xem và thực hiện theo video bài giảng.
  • Lắng nghe câu chuyện.
  • Xem video, quan sát tranh vẽ trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi trong video.
  • Xem đáp án trong video và lắng nghe giải thích.

Hoạt động 2: Trò chơi ghép ảnh.
Đề mục Nội dung hoạt động Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động: Bé làm ca sỹ
  1. Mục tiêu: Học sinh chọn được các phương tiện giao thông tương ứng với các loại đường giao thông đã biết.
  2. Nội dung:
  • Học sinh quan sát hình ảnh trong video và chọn các phương tiện giao thông tương ứng với các loiaj đường giao thông.
  • Học sinh quan sát video và lắng nghe thông tin mở rộng.
  1. Sản phẩm:
  • Câu trả lời của học sinh khi xem video.
  1. Tổ chức thực hiện:
  • Giáo viên giới thiệu trò chơi ghép ảnh và hướng dẫn học sinh thực hiện.
  • Giáo viên hướng dẫn đáp án cho học sinh quan sát.
Tích hợp địa lí địa phương: Mở rộng một số phương tiện giao thông thông dụng và mới đưa vào sử dụng trong hệ thống giao thông của thành phố Hồ Chí Minh.
+ Cung cấp thông tin về phà Cát Lái, xe buýt trên sông và hệ thống METRO.
  • Giáo viên chuyển ý.
Xem và thực hiện theo video bài giảng.
  • Lắng nghe hướng dẫn trò chơi.
  • Xem video, quan sát tranh vẽ trong sách các hình ảnh và chọn đúng hình để ghép.
  • Lắng nghe mở rộng và ghi chép lại (nếu có).
 
  1. Hoạt động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Liên hệ bản thân
Đề mục Nội dung hoạt động Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động: Bé làm ca sỹ
  1. Mục tiêu: Học sinh kể được tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông đã tham gia và chia sẻ với người thân, bạn bè.
  2. Nội dung:
  • Học sinh xem video và thực hành tự liên hệ bản thân ở nhà.
  1. Sản phẩm:
  • Những chia sẻ của học sinh về các loại đường giao thông và phương tiện giao thông đã tham gia.
  1. Tổ chức thực hiện:
  • Giáo viên giới thiệu hoạt động: Liên hệ bản thân.
  • Giáo viên đọc yêu cầu cho học sinh thực hiện ở nhà sau tiết học.
+ Em hãy chia sẻ với người thân hoặc bạn bè về các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông mà em đã tham gia.
  • Giao viên nhắc lại kết luận: Có các loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
  • Giáo viên chuyển ý và kết thúc tiết học.
Xem và thực hiện theo video bài giảng.
  • Lắng nghe yêu cầu.
  • Thực hiện yêu cầu trong video và chia sẻ với người thân/bạn bè sau tiết học.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2021
Giáo viên thực hiện
Tôn Nữ Ngọc Châu
Thông tin bài học
Bài giảng video môn Tự nhiên xã hội, tuần 10 giúp học sinh nắm kiến thức khi học online trong tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn ra.
Đường giao thông
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 2
Môn học:
Tự nhiên và xã hội
Xem:
1.176
Tải về:
Từ file22.igiaoduc.vn:
Thông tin tác giả
Tôn Nữ Ngọc Châu
Họ và tên:
Tôn Nữ Ngọc Châu
Đơn vị công tác:
Trường Tiểu học Phùng Hưng
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây