Học trực tuyến

Áp suất khí quyển

  •   Xem: 228
  •   Thảo luận: 0
Kế hoạch bài dạy
Chủ đề 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
Thời gian thực hiện (45 phút)
(Vật lý lớp 8)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS hiểu được sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- HS biết được một số ứng dụng của áp suất khí quyển trong cuộc sống.
- HS nhận biết được áp suất khí quyển phụ thuộc vào các yếu tố nào.
- HS nhận biết được các đơn vị dùng để đo độ lớn của áp suất khí quyển.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- HS nêu được một số ứng dụng của áp suất khí quyển.
- HS vận dụng kiến thức về áp suất khí quyển để giải những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.
2.2. Năng lực chung
- NL tự học và tự chủ: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về áp suất khí quyển.
- NL giao tiếp và hợp tác: Giao tiếp, sáng tạo, tính toán, nêu – phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát, hợp tác, sử dụng CNTT ...
- NL GQVĐ và sáng tạo: Tư duy tổng hợp từ thông tin bài học và kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Chăm học: chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về áp suất khí quyển.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về các hiện tượng liên quan đến áp suất khí quyển trong cuộc sống.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm.
II. Thiết bị dạy học, học liệu và phần mềm
  • Dụng dụ:
  1. Thí nghiệm mở bài: chậu nước, tờ giấy khô, ly thủy tinh.
  2. Thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.Thí nghiệm 1: vỏ chai nhựa, quả cẩu nhẹ, ly thủy tinh chứa nước.
- Thí nghiệm 1: vỏ chai nhựa, quả cẩu nhẹ, ly thủy tinh chứa nước.
- Thí nghiệm 2: Vỏ chai nhựa, trên nắp chai có đục 2 lỗ nhỏ, ky thủy tinh chứa nước, hai ống hút, 1 ống hút dài và 1 ống hút ngắn.
- Thí nghiệm 3: Thuốc tím, ly thủy tinh chứa nước, ống thủy tinh hở hai đầu.
  1. Thí nghiệm một số ứng dụng của áp suất khí quyển.
- Thí nghiệm móc nhựa: 2 móc nhựa
- Thí nghiệm làm máng uống nước cho gà: chai nước, vỏ chai nước có đục 1 lỗ ở đáy, vỏ hộp mì.
  1. Thí nghiệm chứng tỏ áp suất khí quyển phụ thuộc vào nhiệt độ: ly thủy tinh, hộp quẹt, nước màu, nến, 1 cái đĩa
  • Clip thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển, clip thí nghiệm về một số ứng dụng của áp suất khí quyển trong cuộc sống, clip thí nghiệm chứng tỏ áp suất khí quyển phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, độ cao.
  • Bài giảng điện tử elearning
  • Phần mềm: iSpring Suite 9, Camtasia Studio 8, total video converter, Microsoft powerpoint 2016.
III. Tiến trình dạy học
1/ Hoạt động 1: khởi động
a. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ
b. Nội dung:   HS tham gia trò chơi “ đi tìm kho báu” để ôn lại kiếm thức cũ
c. Tổ chức thực hiện: HS click chuột vào nhân vật, khi nhân vật đi đến một trạm đừng sẽ xuất hiện một câu hỏi, HS trả lời câu hỏi ở mỗi trạm dừng đó, khi đi về đích HS sẽ nhận được giấy khen.
2/ Hoạt động 1: Thế nào là áp suất khí quyển?
a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được sự tồn tại của áp suất khí quyển
b) Nội dung: Học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: thế nào là áp suất khí quyển?
c) Sản phẩm:
Đáp án: Do không khí có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất. Áp suất này được gọi là áp suất khí quyển.
d) Tổ chức thực hiện:
- HS đọc thông tin trong sách khoa
 - HS tiếp nhận thông tin của GV
2. Hoạt động 2: Một số ví dụ về áp suất khí quyển.
2.1: Một số ví dụ về áp suất khí quyển
2.1.1: Thí nghiệm 1
a) Mục tiêu: Quan sát clip và dựa vào kiến thức áp suất khí quyển để giải thích hiện tượng xảy ra.
b) Nội dung: HS quan sát thí nghiệm 1 và giải thích hiện tượng xảy ra.
c) Sản phẩm:
Đáp án: Không khí ngoài chai tác dụng áp suất lên quả cầu nhựa theo các phương từ dưới lên và tạo ra một áp lực đẩy quả cầu lên trên. Áp lực này lớn hơn trọng  lượng của nước trong chai, giữ cho quả cầu không bị rơi và nước trong chai không bị đổ ra ngoài.
d) Tổ chức thực hiện:
- HS quan sát clip thí nghiệm, sau đoạn clip GV đặt câu hỏi về hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm: Tại sao quả cầu nhựa không bị rơi xuống?
- HS trả lời câu hỏi bằng hình thức chọn đáp án đúng.
- HS xem lại đáp án
2.1.2: Thí nghiệm 2
a) Mục tiêu: Quan sát clip và dựa vào kiến thức áp suất khí quyển để giải thích hiện tượng xảy ra.
b) Nội dung: HS quan sát thí nghiệm 2 và giải thích hiện tượng xảy ra.
c) Sản phẩm:
Đáp án: Khi thổi, đồng nghĩa với việc bơm một lượng không khí vào trong chai khiến áp suất không khí trong chai lớn hơn áp suất không khí ngoài chai. Không khí trong chai tạo ra một áp lực lên mặt nước trong chai và đẩy nước chảy ra ngoài.
d) Tổ chức thực hiện:
- HS quan sát clip thí nghiệm, sau đoạn clip GV đặt câu hỏi về hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm: Tại sao nước trong chai lại bị chảy ra ngoài khi ta thổi vào ống hút ngắn?
- HS trả lời câu hỏi bằng hình thức trắc nghiệm.
- HS xem lại đáp án
2.1.3: Thí nghiệm 3
a) Mục tiêu: Quan sát clip và dựa vào kiến thức áp suất khí quyển để giải thích hiện tượng xảy ra.
b) Nội dung: HS quan sát thí nghiệm 3 và giải thích hiện tượng xảy ra.
c) Sản phẩm:
  • Đáp án: Khi ống vừa ra khỏi mặt nước, một phần nước trong ống chảy ra ngoài, mực nước trong ống hạ xuống khiến thể tích không khí trong ống tăng lên. Không khí trong ống loãng hơn ngoài ống nên áp suất không khí trong ống nhỏ hơn áp suất không khí ngoài ống. Không khí ngoài ống tạo ra một áp lực theo hướng từ dưới lên, giữ cho cột nước trong ống không thoát ra ngoài.
  • Khi bỏ tay khỏi miệng ống, áp suất không khí trong ống bằng áp suất không khí ngoài ống. Trọng lượng của cột nước sẽ kéo cột nước chảy ra ngoài.   
d) Tổ chức thực hiện:
- HS quan sát clip thí nghiệm, sau đoạn clip GV đặt câu hỏi về hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm
- HS trả lời câu hỏi bằng hình thức chọn đáp án đúng
- HS xem lại đáp án
2.2: Một số ứng dụng của áp suất khí quyển
a) Mục tiêu: Quan sát clip, hình ảnh và dựa vào kiến thức áp suất khí quyển để giải thích hiện tượng xảy ra.
b) Nội dung: HS quan sát thí nghiệm, hình ảnh và giải thích hiện tượng xảy ra.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập online
d) Tổ chức thực hiện:
- HS quan sát clip từng thí nghiệm, hình ảnh và tìm thêm những ứng dụng của áp suất khí quyển trong cuộc sống.
- Mở rộng: Thí  nghiệm  áp  suất  khí  quyển cho  thấy được  tác  hại  của  khói  thuốc  lá
  • Từ đó HS ý thức được tác hại của việc hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
3. Hoạt động 3: Áp suất khí quyển phụ thuộc vào các yếu tố nào?
3.1: Áp suất khí quyển phụ thuộc vào nhiệt độ
a) Mục tiêu: Quan sát clip và dựa vào kiến thức áp suất khí quyển để giải thích hiện tượng xảy ra.
b) Nội dung: HS quan sát thí nghiệm và giải thích hiện tượng xảy ra.
c) Sản phẩm:
Đáp án: Khi ngọn lửa trong ly tắt, không khí trong ly nguội đi và áp suất không khí trong ly cũng giảm. Áp suất không khí ngoài ly lớn hơn trong ly nên không khí ngoài ly sẽ tạo ra một áp lực đẩy nước vào trong ly.
d) Tổ chức thực hiện:
- HS quan sát clip thí nghiệm, sau đoạn clip GV đặt câu hỏi về hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm: Tại sao nước màu có thể dâng lên được trong ly?
- HS trả lời câu hỏi bằng hình thức chọn đáp án đúng
- HS xem lại đáp án
​​​​​3.2: Áp suất khí quyển phụ thuộc vào gió
a) Mục tiêu: Quan sát clip và dựa vào kiến thức áp suất khí quyển để giải thích hiện tượng xảy ra.
b) Nội dung: HS quan sát thí nghiệm và giải thích hiện tượng xảy ra.
c) Sản phẩm:
Đáp án: Khi bật máy sấy tóc lên, đầu máy sấy tóc có một luồn gió do không khí chuyển động tạo ra và áp suất không khí trong vùng này giảm đi. Không khí đứng yên ở xung quanh có áp suất lớn hơn, tạo ra một áp lực đẩy vào quả bóng, giữ quả bóng ở trong vùng không khí chuyển động không rơi ra ngoài.
d) Tổ chức thực hiện:
- HS quan sát clip thí nghiệm, sau đoạn clip GV đặt câu hỏi về hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm: Tại sao quả bóng bàn có thể bay lơ lửng trên máy sấy tóc đang hoạt động?
- HS trả lời câu hỏi bằng hình thức chọn đáp án đúng
- HS xem lại đáp án
3.3: Áp suất khí quyển phụ thuộc vào độ cao
a) Mục tiêu: Quan sát hình và dựa vào kiến thức áp suất khí quyển để giải thích hiện tượng xảy ra.
b) Nội dung: HS quan sát hình và giải thích hiện tượng xảy ra.
c) Sản phẩm:
Đáp án: Do độ cao 305m thấp hơn độ cao 4267m nên áp suất khí quyển ở độ cao 305m lớn hơn ở độ cao 4267m. khí quyển ở độ cao 305m đã tạo ra áp lực làm bẹp chai.   
d) Tổ chức thực hiện:
- HS quan sát hình, GV đặt câu hỏi về hiện tượng xảy ra trong hình: tại sao vỏ chai nước lại bị bẹp?
- HS trả lời câu hỏi bằng hình thức chọn đáp án đúng
- HS xem lại đáp án
4. Hoạt động 4: Độ lớn của áp suất khí quyển
a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được đơn vị đo áp suất khí quyển.
b) Nội dung: Học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: kể tên 4 đơn vị đo áp suất khí quyển?
c) Sản phẩm:
Đáp án: Để đo áp suất khí quyển, ngoài đơn vị pascan (Pa), người ta còn dùng một số đơn vị khác: átmốtphe (atm), torr (Torr) hay milimét thủy ngân (mmHg)
d) Tổ chức thực hiện:
- HS đọc thông tin trong sách khoa
- HS trả lời câu hỏi
5. Hoạt động 5: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Biết được sự tồn tại của áp suất khí quyển
- Biết được áp suất khí quyển phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, gió, độ cao…
b) Nội dung:
- HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
c) Sản phẩm: Các câu trả lời đúng thông qua ứng dụng
d) Tổ chức thực hiện:
- HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- GV đánh giá câu trả lời của HS (hình thức qua mail)
Mở rộng:
  • TẠI SAO BỊ Ù TAI KHI ĐI MÁY BAY
- Mặc dù ngày nay cabin máy bay đều tăng áp để giảm thiểu tác động của thay đổi áp suất, tuy nhiên nhiều hành khách vẫn bị những triệu chứng như ù tai, đau tai, làm giảm thính lực tạm thời.
- Những triệu chứng này thường gặp khi máy bay lấy độ cao hay hạ độ cao, và làm cho hành khách cảm thấy có khi hơi khó chịu hoặc đau tai dữ dội, nhưng thông thường sẽ tự khỏi khoảng 20-30 phút sau khi cất cánh.
  • NGUYÊN NHÂN GÂY Ù TAI
- Phần tai giữa và tai ngoài của chúng ta ngăn cách bằng màng nhĩ. Nơi tai giữa có một ống gọi là eustachian tube. Ống này thông với mũi và miệng. Khi ta ngáp hay nuốt, ống này mở ra khiến không khí từ mũi và miệng vào tai giữa. Do đó, áp suất không khí của tai giữa và tai ngoài bằng nhau và bạn không cảm thấy tai bị nghẹt. Tuy nhiên, khi máy bay cất cánh hay đáp xuống, có sự khác biệt giữa áp suất không khí của tai ngoài và tai giữa khiến màng nhĩ bị phồng lên hay kéo giật về sau làm bạn bị đau tai và có những triệu chứng như trên.
- Cũng vậy, khi ống eustachian bị nghẹt, áp suất không khí của tai ngoài và tai giữa sẽ bị chênh lệch, bạn cảm thấy tai bị nghẹt. Màng nhĩ không rung động được nên âm thanh nghe không rõ và bạn cảm thấy đau tai vì màng nhĩ bị giãn ra.
- Thợ lặn, người leo núi hay người trượt nước cũng có những triệu chứng do thay đổi áp suất này. Bị đánh mạnh vào tai hay rơi vào nước với tốc độ nhanh cũng sẽ bị như vậy.
  • CÁCH PHÒNG TRÁNH Ù TAI KHI ĐI MÁY BAY
- Khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh bạn nên làm một số mẹo nhỏ sau để không bị đau tai, ù tai.
  • Đối với người lớn:
- Làm nghiệm pháp Valsalva: Hai tay bóp chặt 2 cánh mũi, ngậm miệng, thổi hơi lên tai để cho ống Eustachian mở rộng giúp cân bằng áp lực tai giữa.
- Nhai kẹo chewing gum.
- Nuốt nước bọt liên tục hoặc uống nhiều ngụm nước nhỏ.
- Tạo hành động ngáp.
- Uống nhiều nước trước khi bay để tránh bị thiếu nước, không nên uống café hay rượu vì những thứ này làm co thắt các mạch máu.
- Bạn cũng có thể làm thông tai bằng cách nuốt nhẹ nhàng trong khi bịt mũi và ngậm miệng. Tốt nhất bạn đừng nên ngủ khi máy bay hạ cánh.
- Nếu ngáp và nuốt không có hiệu quả, bạn hãy thử tiến hành các bước sau:
  • Bước 1: Bịt chặt hai lỗ mũi lại.
  • Bước 2: Hít không khí đầy khoang miệng.
  • Bước 3: Dùng cơ má và họng đẩy mạnh không khí vào phần sau của mũi, cứ như bạn đang cố gắng đẩy bật hai ngón tay đang bịt vào mũi. Không nên thổi quá mạnh, chỉ thổi bằng má, cơ má và họng.Khi nghe thấy âm thanh lách tách trong tai là bạn đã thành công. Bạn có thể làm động tác này vài lần khi máy bay hạ cánh. Nếu tai vẫn chưa thông thì nên làm lại cả khi máy bay đã hạ cánh rồi.
- Đối với trẻ nhỏ:
  • Không nên để trẻ ngủ lúc máy bay cất hoặc hạ cánh. Hãy cho bé bú bình hoặc mút ti giả.
  • Nếu trẻ lớn hơn, bạn có thể cho bé thổi bóng bay/túi nôn, túi giấy hoặc nhai kẹo cao su.
  • Những lưu ý trước khi đi máy bay
  • Trước khi đi máy bay nếu bị viêm mũi họng hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Bệnh nhân sau mổ nhất là cắt amidan, phẫu thuật xoang sau ít nhất 4 tuần mới có thể đi máy bay, trước khi đi nên hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Không nên uống rượu, cà phê trước khi lên máy bay vì dễ khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ do những thứ này làm co thắt các mạch máu.
  • Nhét bông tai khi đi máy bay chỉ giúp giảm tiếng ồn chứ không thể giảm ù tai.
  • Nếu hiện tượng ù tai vẫn tồn tại sau khi xuống máy bay hoặc xuất hiện đau tai cần đi khám bác sĩ tai mũi họng ngay để điều trị kịp thời để tránh bị viêm tai giữa thanh dịch do áp lực, xuất hiện dịch trong tai giữa.
Thông tin bài học
- Học sinh phát hiện được áp suất do khí quyển tác dụng lên các vật đặt trong nó.- Học sinh giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến áp suất khí quyển đặt trong nó.- Học sinh biết được sự thay đổi áp suất khí quyển theo độ cao.- Học sinh nhận biết sự ảnh hưởng của áp suất khí quyển với con người.
Áp suất khí quyển
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 8
Môn học:
Vật lí
Xem:
881
Tải về:
Thông tin tác giả
Nguyễn Thị Phương Thanh
Họ và tên:
Nguyễn Thị Phương Thanh
Đơn vị công tác:
Trường THCS Bạch Đằng
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây