Học trực tuyến

Ôn tập Cò lả

  •   Xem: 1289
  •   Thảo luận: 0
                                            KẾ HOẠCH BÀI DẠY
                                                  Môn học: Âm nhạc - Lớp 4
                Tên bài dạy: Tiết 13 Ôn tập bài hát: Cò lả - Tập đọc nhạc Số 4
                Thời gian thực hiện: 1 tiết
                Giáo viện: Phạm Thị Yên – Nguyễn Thị Phương Liên
                Trường    : Tiểu học Liên Khê – Thủy Nguyên – Hải Phòng
I. Yêu cầu cần đạt
1. Về Kiến thức

- Các con biết theo giai điệu, lời ca của bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- Biết đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 4.
2. Về năng lực
- Biết cách hát lĩnh xướng và hát xô theo điệu cò lả
- Biết hát kết hợp vận động nhẹ nhàng
- Biết biểu diễn mạnh dạn, tự tin
- Có kỹ năng nghe nhạc và đoán câu hát
- Biết đọc nhạc và tự ghép lời ca
- Có kỹ năng cảm nhận khi hát dân ca
3. Về phẩm chất
- Thể hiện được sắc thái tình cảm các làn điệu dân ca Việt Nam
- Biết yêu và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
- Biết tích cực chủ động, phối hợp khi tham gia các hoạt động múa hát, hoạt động học tập với tập thể nhóm, cặp đôi hoặc cá nhân ở lớp và chia sẻ những nội dung bài học với người thân ở nhà theo yêu cầu bài học.

II. Thiết bị dạy học, học liệu, phần mềm
1. Phần mềm
+ Phần mềm đóng gói chuẩn elearning: Ispring suite 9
+ Thiết kế trình bày trang: Ms powerpoint
+ Phần mềm hỗ trợ biên tập video: Corel VideoStudio Pr X6, Format Factory
+ Chương trình xử lý ảnh: Adobe – Photoshop
2. Học liệu :
- Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4
- Sách giáo viên âm nhạc lớp 4
- Âm thanh, video nguồn tại thư viện miễn phí youtube với giấy phép Creative Commons, tư liệu ảnh của trường Tiểu học Liên Khê.
3. Thiết bị dạy và học
+ Hệ thống LMS – Host, Web
+ HS: Smartphone, Ipad, PC, laptop, bộ gõ tận dụng từ những vật liệu đơn giản.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Học sinh nghe nhạc và hát bài “Hoa thơm bướm lượn”
1.Hoạt động: Ôn hát

* HS chơi trò chơi:
 - Trò chơi: “ Nghe thính, hát tài”: nghe giai điệu và đoán xem đó là câu hát nào trong bài hát cò lả ? các con chọn đáp án của mình là a, b, c hoặc d rồi nhấn vào khung chữ chấp nhận  hoặc khung chữ hủy bỏ sự lựa chọn để có phương án trả lời  khác ( nhạc...)
- Cho học sinh quan sát và nghe đáp án của bài .( đáp án)
( Nếu các con chọn đúng sẽ được khen ngợi , động viên bằng các tiếng vỗ tay, nếu sai học sinh sẽ làm lại )
*Thực hành 
+ Luyện tập: Ôn hát

Trình chiếu bản nhạc bài hát cò lả, mở nhạc đệm cho học sinh ôn hát.
- Lần 1: Có cả nhạc và lời
- Lần 2: chỉ có nhạc đệm
+ Tập hát phần xướng phần xô
GV: hướng dẫn học sinh: Bài hát này ngoài cách hát đơn ca, tốp ca, các con có thể hát bằng 2 cách hát: hát phần xướng và phần xô. Phần xướng là một người hát, phần xô là tất cả cùng hát.
- Trình chiếu phần xướng và phần xô :
Phần Xướng :
          con cò, cò bay lả, lả bay la
         Bay từ, từ cửa phủ, bay ra, ra cánh đồng  
    Phần Xô:         
           Tình tính tang, tang tính tình
            Ơi bạn rằng!ơi bạn ơi!
           Rằng có biết, biết hay chăng
          Rằng có nhớ nhớ hay chăng
Chú ý hát với sắc thái mềm mại uyển chuyển, phần xô các em hát vui tươi, sôi nổi hơn và lưu ý các tiếng hát có dấu luyến để các em hát cho đúng điệu cò lả. Các em hát 2 lần, chúng mình nghe nhạc dạo và vào bài cho đúng nhé!
-Mở nhạc đệm cho các em hát theo sở thích cá nhân ( đơn ca, song ca, hay tốp ca tùy ý).
+ Hướng dẫn học sinh tập đặt lời mới:
-Trình chiếu và giới thiệu lời mới
- Mở Video mẫu của các bạn học sinh hát lời mới kết hợp gõ đệm.
- Nhắc nhở học sinh tự ôn bài và có thể đặt thêm lời mới cho điệu “cò lả”.
 + Múa phụ họa:
- Trình chiếu bản múa mẫu của các bạn học sinh
- Hướng dẫn từng động tác
  • Mở Video múa mẫu: hướng dẫn đến đâu làm động tác đến đó.
Câu 1: “con cò cò bay lả, lả bay la” các con vẫy hai tay như cánh cò bay mềm mại, chúng mình nghiêng bên trái nghiêng bên phải, chân nhún nhịp nhàng theo nhịp...Câu thứ hai.
Câu 2:Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”...các con bước chân sang bên trái, hai cánh tay guộn ngón vuốt mềm mại từ trên cao xuống, chân nhún, mắt hướng theo tay rồi ngược lại đổi sang bên phải, chúng mình cùng bước chân phải và hai tay cũng guộn ngón vuốt mềm mại từ trên xuống.
Câu 3: “ Tình tính tang, tang tính tình”
các con vẫy tay mềm mại như cánh cò, chân nhún theo nhịp quanh 1 vòng,
Câu thứ 4: “ Ơi bạn rằng! ơi bạn ơi....”
1 tay chống hông, 1 tay đưa ngón tay chỉ, đầu gật như hỏi bạn, câu tiếp theo hai tay các con chống hông đầu gật theo nhịp, miệng tươi cười.
+ Trình chiếu Video múa toàn bài
-Bản múa mẫu cho các em múa, hát theo.
- Nhắc nhở các con có thể bấm quay lại để tập.
2. Hoạt động 2: Tập đọc nhạc:
Trình chiếu bài Tập đọc nhạc số 4 - Con Chim Ri.
- Giới thiệu cấu trúc của bài tập đọc nhạc
-> Bài tập đọc nhạc số 4 viết ở Nhịp 2/4 có 2 câu nhạc chia làm 4 câu ngắn
 * Câu 1 : 4 nhịp kết ở nốt Mi trắng
 * Câu 2 : 4 Nhịp kết ở nốt Son trắng
 * Câu 3 : 4 nhịp kết ở nốt Rê trắng
 * Câu 4 : 4 nhịp kết ở nốt Đồ trắng
- Cao độ của bài sử dụng thang 5 âm: Đ – R - M -P - S.
- Mời các con nhẩm thầm tên nốt bài TĐN số 4.
Luyện cao độ:
Mời các con cùng luyện cao độ của bài TĐN số 4 Con chim ri
- Lần 1 : Chúng ta cùng luyện theo chuỗi âm đi lên, đi xuống...( nhạc)
- Lần 2:  Chúng ta luyện các âm móc xích( nhạc)

Luyện tiết tấu:
Giới thiệu: Bài TĐN số 4 có 4 câu nhạc, được xây dựng trên 1 âm hình tiết tấu với các hình nốt: Đen , đen, đen trắng đen đen trắng.
b b b ScreenHunter_016 b b b ScreenHunter_016

+ Tập đọc nhạc:
- Các con lắng nghe giai điệu của bài TĐN số 4 “ Con chim ri ( đàn)
-  Các con có thể bấm nút quay lại để nghe lại giai điệu bài TĐN số 4.
- Đàn giai điệu để học sinh đọc từng câu nhạc.
- Cho học sinh đọc toàn bài
-  Các con có thể bấm nút quay lại để nghe lại giai điệu bài TĐN số 4.
+ Ghép lời ca:
Bài tập đọc nhạc có sắc thái vui, dí dỏm. Lần 1 các em đọc nhạc, lần 2 các con ghép lời ca kết hợp với gõ đệm.
bạn (Video nhóm học sinh Minh họa )

+ Trò chơi 1:
- Trình chiếu luật chơi: Luật chơi như sau...Các con  nghe giai điệu và đoán xem câu nhạc đó là câu nào, chọn đáp án đúng cho 4 câu?
          A. Đồ   - Rê    - Mi   - Mi   -  Mi   -  Mi
          B. Mi   - Pha   - Son - Son  - Son  -  Son
          C. Pha  - Mi    - Rê   - Rê    - Rê    -  Rê
          D. Mi   - Rê    - Đồ   - Đồ    - Đồ   - Đồ
+ Trò chơi 2     Tương tự các con đến trò chơi thứ hai ...câu hỏi như sau: Trong bài TĐN số 4 nốt nào cao nhất
          A. Nốt La
          B. Nốt Son
          C. Nốt Si
          Các con hãy chọn thật chuẩn nhé!
+ Trò chơi 3:   Chúng mình đến với trò chơi tương tự...Nốt Son nằm ở vị trí nào trên khuông nhạc khóa son
          A. Khe 2
          B. Dòng kẻ 1
          C. Dòng kẻ  2 ....Lựa chọn đáp án đi các con!
3. Liên hệ giáo dục - Lời kết
- Giáo dục các em biết yêu và tự hào di sản văn hóa của dân tộc
- Yêu các làn điệu dân ca và các nhạc cụ của dân tộc Việt Nam.

 
Thông tin bài học
Ôn tập bài hát Cò lả - Tập đọc nhạc số 4
Ôn tập Cò lả
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 4
Môn học:
Âm nhạc
Xem:
1.289
Tải về:
Thông tin tác giả
Phạm Thị Yên, Nguyễn Thị Phương Liên
Họ và tên:
Phạm Thị Yên, Nguyễn Thị Phương Liên
Đơn vị công tác:
Trường Tiểu học Liên Khê
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây