Học trực tuyến

Đọc

  •   Xem: 318
  •   Thảo luận: 0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CUỘC THI QUỐC GIA THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Người trình bày: Trần Thị Kim Anh
Đơn vị: Trường THCS Nguyễn THCS Nguyễn Du – Buôn Hồ - Đắc Lắc
Bài 3 - Văn bản 2 - Tiết 1 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG TA ( Nguyễn Đình Thi)
MÔN NGỮ VĂN 6 - BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO –Chương trình GDPT2018
Địa chỉ Nội dung thuyết minh Ghi chú
Slide 1
Trang bìa:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CUỘC THI THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ELEARNING
    Văn bản:  VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG TA ( Nguyễn Đình Thi)
BỘ SÁCH GIÁO KHOA CHÂN TRỜI SÁNG TẠO LỚP 6
Giáo viên: Trần Thị Kim Anh
Email: kanguvan99@gmail.com
Điện thoại: 0973.06.43.47
Trường THCS Nguyễn Du
Phường An Lạc – Thị xã Buôn Hồ - Tỉnh Đắc Lắc
Giấy phép bài dự thi: CC BY /CC BY-SA Tháng 10/2021
-Giới thiệu thông tin cá nhân người thực hiện.
Slide 2
KHỞI ĐỘNG:
Thân chào các em! Cô xin giới thiệu cô tên là Trần Thị Kim Anh – giáo viên môn Ngữ văn tại một ngôi trường trên cao nguyên đất đỏ ba zan Đắc Lắc. Hôm nay cô sẽ đồng hành với các em qua bài giảng Elearning. Trước khi vào bài mới cô mời các em nghe một nhạc phẩm rất hay và mượt mà nhé.
Bài hát: Quê Hương ( Thơ Đỗ Trung Quân. Nhạc  Giaps Văn Thạch)
HOẠT ĐỘNG 1:
KHỞI ĐỘNG
HS xem video và trả lời bài tập tương tác
Slide 3
      Bài tập tương tác: Các em vừa được nghe xong bài hát thật hay và ý nghĩa phải không nào? Vậy bài hát này viết về chủ đề gì?Các em hãy lưa đáp án đúng nhé.
 
HS làm bài tập tương tác cho phần khởi động
Slide 4
   Bài tập tương tác: Em hãy cho biết những hình ảnh nào của quê hương được nhắc tới qua bài hát? Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách chọn những đáp án mà em cho là đúng nhé.

 
HS làm bài tập tương tác cho phần khởi động
Slide 5
Giới thiệu bài mới:
      “ Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai không nhớ. Sẽ không lớn nổi thành người”. Đúng vậy, Quê hương – hai tiếng thân thương nặng nghĩa ân tình. Nơi đó có mẹc cha, có tuổi thơ êm ả trôi, có bờ tre mái rạ, bến nước con đò… Quê hương ai đi xa mà không nhớ. Chúng ta luôn tự hào bởi hai tiếng quê hương. Cũng viết về đề tài này, Nguyễn Đình Thi đã gửi gắm lòng mình về tình yêu và tự hào quê hương qua bài thơ “ Vẻ đẹp quê hương ta”mà hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
 
GV giới thiệu bài mới bằng video


 
Slide 6


 
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Những nét tiêu biểu về nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
-  Vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên, vẻ đẹo của con người Việt Nam và tình cảm của tác giả.
 - Đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện trong văn bản “Việt Nam quê hương ta
2. Về năng lực:
-  Nhận biết được các đặc điểm của thể thơ lục bát: số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp của thơ lục bát.
- Phân tích được những nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Rút ra bài học về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
3. Về phẩm chất:
- Tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, ý chí bảo vệ Tổ quốc
Gv nêu mục tiêu bài học
Slide 7
Tiến trình bài học:
  • Khởi động
  • Trải nghiệm cùng văn bản
  • Suy ngẫm và phản hồi
Tiến trình bài dạy
Slide 8
HS xem video và cảm nhận hiểu biết về tác giả Nguyễn Đình Thi. Video tư liệu về tác giả Nguyễn Đình Thi
Slide 9
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003)
- Sinh ở Luông- phơ- ra- bang (Lào).
- Quê gốc: Hà Nội
- Ông là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, sáng tác kịch, âm nhạc.
-  Chủ đề quan trọng của ông là ca ngợi quê hương.
2. Tác phẩm:
Bài thơ trích từ “Bài thơ Hắc Hải” 1955-1958
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

GV hình thành kiến thức với những ý chính.
Slide 10
2. Tác phẩm:
a. Đọc – tìm hiểu chú thích:
- Bài thơ trích từ “Bài thơ Hắc Hải” 1955-1958




 

-GV hướng dẫn cách đọc
-HS chú ý cách đọc thơ.
Slide 11
-Giải nghĩa :
Trường Sơn: là tên dãy núi kéo dài từ thượng nguồn sông Cả - Nghệ An đến cực Nam của trung bộ Việt Nam

 
HS chú ý từ khó
Slde 12
Áo nâu: là màu áo quen thuộc của người nông dân ngày xưa. Họ thường nhuộm vải bằng nước củ nâu
 
Từ khó
Slide 13
- - Chú ý đọc diễn cảm với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, ngợi ca và tự hào về quê hương, đất nước. Chú ý ngắt nhịp chẵn 2/2/2, 2/4/2chẵn/4/2




 
 
Slide 14


 
-Chú ý gợi dẫn
(1). Tám dòng thơ này đã gợi cho em hình dung đến phong cảnh đất nước hữu tình có những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, những dãy núi bồng bềnh trong mây.
Đất nước Việt Nam còn có những những người dân bao đời nay cần cù, chịu khó, vất vả một nắng hai sương trên đồng ruộng, Họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt với những mất mát hi sinh.
Tìm hiểu các ô gợi dẫn
Slide 15
- Chú ý ô gợi dẫn
(2). Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, của nhân dân từ bao đời nay trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.  Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.
GV giúp HS chú ý gợi dẫn
Slide 16
Ôn lại thơ lục bát: số dòng, ngắt nhịp, gieo vần. 
 
Trò chơi ai nhanh   hơn. Ôn lại thể thơ lục bát.
Slide 17
b. Thể thơ:
-Lục bát
- PTBĐ chính : Biểu cảm

 
Tìm hiểu thể thơ
Slide18
  Gv hướng dẫn     học sinh tìm hiểu đặc điểm thơ lục  bát trong bài thơ
HS hoàn thành phiếu học tập
Slide 19
Bài tập tương tác tìm hiểu đặc điểm thể thơ lục bát qua 4 câu đầu. GV hướng dẫn HS
Slide 20
  • GV chiếu kết quả của phiếu học tập qua việc trả lời bài tập tương tác.
 
Slide 21
  • Nhịp thơ: 2/2/2,4/4
  • Nhịp biến thể: 3/3,5/3
  • Nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của ông cha. Và lòng tự hào của tác giả về quê hương.
Gv lấy ví dụ về thể thơ lục bát biến thể trong bài.
 
Slide 22
HS làm bài tập tương tác.

 
 HS làm bài tập tương tác để tìm hiểu bố cục bài thơ.
Slide 23
c. Bố cục
Chia làm ba phần.



 
Bố cục bài thơ
Slide 24
  • GV hướng dẫn cách cảm thụ một tác phẩm thơ.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Slide 25
 II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
  1. Cảnh sắc quê hương Việt Nam:
  • Việt Nam đất nước ta ơi!
  • Quê hương biết mấy thân yêu.
  • Nhân hóa “ơi”, biểu cảm trực tiếp -> Biểu hiện của tình yêu quê hương sâu sắc.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
GV gợi dẫn bước vào phần suy ngẫm và phản hồi.
GV đưa phiếu học tập để Hs rõ yêu cầu và làm việc độc lập.
Slide 26
  • Miêu tả  hình ảnh của quê hương, đất nước -> Biểu cảm gián tiếp bộc lộ niềm tự hào về quê hương.
  • HS hoàn thành phiếu học tập qua gợi dẫn các bài tập tương tác.
 Bài tập tương tác về gợi dẫn tìm những hình ảnh tiêu biểu của quê hương và tác dụng.
Slide 27
GV chiếu kết quả phiếu học tập và chốt nội dung chính.



 
Gv chiếu đáp án để Hs đối chiếu kết quả phiếu học tập.
Slide 28
-Vẻ đẹp quê hương qua hình ảnh: Hoa thơm, quả ngọt, trời xanh
-> Tạo nên sắc màu tươi sáng, đầy sức sống.
Tìm hiểu thêm những câu miêu tả về cảnh sắc quê hương trong bài.
Slide 29     * Với cảm nhận tinh tế về những hình ảnh tiêu biểu và biện pháp tu từ đặc sắc, tác giả đã phác họa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, mênh mông, khoáng đạt, rất đỗi yên bình của quê hương Việt Nam.
  
GV chốt nội dung và nghệ thuật ở tiết 1.
( Dặn HS về soạn tiết 2 với hai nội dung: Vẻ đẹp của con người Việt Nam và tình cảm của tác giả. )
Slide 30
HS làm bài tập tương tác để liên hệ thực tế. Mở rộng kiến thức   về cảnh quan Việt Nam
Slide 31
HS làm bài tập tương tác để củng cố. Bài tập giáo dục về bảo vệ thiên nhiên trong lành của quê hương, đất nước.
Slide 32
GV hướng dẫn HS chơi ô chữ kì diệu để tìm hiểu thêm vẻ đẹp quê hương ta.
 
Hoạt động 3:
Củng cố và luyện tập : TRÒ CHƠI Ô CHỮ KÌ DIỆU
 
Slide 33




 
GV kết bài:
Như vậy, từ khóa ô chữ kì diệu đã gợi mở ra hình ảnh cây tre - một hình ảnh quen thuộc với mỗi con người Việt Nam. Bởi từ bao đời, tre là biểu tượng của làng quê Việt Nam thanh bình, là biểu tượng của con người Việt Nam kiên cường bất khuất trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Tre mãi là hồn quê, hồn dân tộc. Qua bài thơ ta hiểu thêm, cảnh sắc quê hương chính là những gì gần gũi, bình dị, mộc mạc nhất. Văn bản đã bồi đắp cho chúng ta tình yêu với thiên nhiên, với quê hương đất nước. Vậy mỗi chúng ta hãy giữ gìn bảo vệ quê hương đất nước để mãi được yên bình và xinh đẹp các em nhé. 
VIDEO GV kết  thúc bài.
Hướng dẫn tìm hiểu tiết 2 của văn bản.
Slide 34

 
  • Sách giáo khoa ngữ văn 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo.
  • Sách giáo viên ngữ văn 6 – Sách Chân trời sáng tạo
  • Tài liệu tập huấn giáo án theo công văn 5512
  • Phần mềm soạn giảng: Ispring, Camtasia, powerpoint.
  • Tham khảo youtube.
  • Hình ảnh, nhạc từ nguồn tự quay và chụp, từ google.
Tài liệu tham khảo
                                                                                             Buôn Hồ, ngày 02/11/2021
                                                                                                     Người trình bày

                                                                                                     Trần Thị Kim Anh 
 
Thông tin bài học
Bài giảng elearning soạn theo chương trình GDPT2018. Bài giảng thuộc bài 3, văn bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo.
Đọc
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 6
Môn học:
Ngữ văn
Xem:
318
Tải về:
Thông tin tác giả
Trần Thị Kim Anh
Họ và tên:
Trần Thị Kim Anh
Đơn vị công tác:
Trường THCS Nguyễn Du
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây