Học trực tuyến

Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

  •   Xem: 920
  •   Thảo luận: 0

1. Mục tiêu học sinh cần đạt
- Về kiến thức
+ Phát biểu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang và nêu được ví dụ về sóng dọc, sóng ngang.
+ Nêu được cơ chế của quá trình truyền sóng và bản chất của dao động sóng.
+ Nêu được các đặc trưng của sóng như tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, chu kì, biên độ sóng và năng lượng sóng. Phát biểu được các định nghĩa về các đại lượng đó.
+ Nêu được tốc độ truyền sóng cơ phụ thuộc môi trưởng truyền sóng.
+ Viết được phương trình sóng tại một điểm khi biết phương trình sóng tại nguồn.
+ Nêu được tính lưỡng tuần hoàn của sóng: Vừa tuần hoàn theo thời gian với chu kì T, vừa tuần hoàn theo không gian với bước sóng
- Về kĩ năng
+ Tính được độ lệch pha giữa hai điểm trên cùng phương truyền sóng.
+ Tính được chu kì, tần số, tốc độ sóng trong một số bài toán sóng cơ đơn giản.
+ Viết được phương trình sóng tại một điểm khi biết phương trình sóng tại một điểm khác trên cùng phương truyền sóng.
+ Tự làm được thí nghiệm về sự truyền sóng cơ trên một sợi dây.
- Về thái độ
+ Có thái độ nghiêm túc, tích cực, tự giác trong quá trình tự học.
+ Học sinh hứng thú, say mê tìm kiếm kiến thức thông qua hoạt động tự học và thảo luận trong nhóm học tập.
2. Các hoạt động tự học của học sinh
Nội dung các hoạt động Hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động
HĐ1. Tìm hiểu hiện tượng sóng trên mặt nước. Trả lời câu hỏi C1 trang 36 SGK vật lí 12. HD1. Học sinh đọc mục I.1 bài 7 trang 36 SGK vật lí 12; HS xem video.
HĐ2. Tìm hiểu quá trình lan truyền của một sóng hình sin.
 
HD2. Học sinh đọc mục II.1 bài 7 trang 37 SGK vật lí 12; HS xem video.
HĐ3. Tìm hiểu định nghĩa sóng cơ. HD3. Học sinh đọc mục I.2 bài 7 trang 36 SGK vật lí 12; HS xem video.
HĐ4. Tìm hiệu về phân loại sóng cơ: Sóng ngang, sóng dọc. HD4. Học sinh đọc mục I.3 và I.4 bài 7 trang 36, 37 SGK vật lí 12; HS xem video
HĐ5. Tìm hiểu các đại lượng vật lí đặc trưng cho sóng cơ
+ Biên độ sóng
+ Chu kì (tần số) sóng
+ Bước sóng
+ Tốc độ truyền sóng
+ Năng lượng sóng
HD5. Hoc sinh đọc mục II.2 bài 7 trang 38 SGK vật lí 12; HS xem video
 
HĐ6. Viết phương trình của một sóng hình sin truyền theo trục Ox. HD6. Học sinh đọc mục III bài 7 trang 39 SGK vật lí 12; HS xem video
HĐ17. Tóm tắt nội dung chính của bài học. HD7. Học sinh xem tóm tắt bài học ở SGK và tài liệu do GV cung cấp
HĐ8: Kiểm tra trắc nghiệm HD8. Học sinh hoàn thành bài trắc nghiệm
3. Bài kiểm tra đánh giá “Sóng cơ và sự truyền sóng cơ”
Câu 1. Chọn câu đúng. Sóng cơ
A. là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
B. là dao động cơ của mọi điểm trong môi trường.
C. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
D. là sự truyền chuyển động của các phần tử trong môi trường.
Câu 2. Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.
B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cũng truyền đi theo sóng.
C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.
Câu 3. Hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng và dao động cùng pha với nhau thì cách nhau một đoạn bằng
A. một bước sóng.                             B. nửa bước sóng.
C. hai lần bước sóng.                         D. một phần tư bước sóng.
Câu 4. Một sóng cơ lan truyền trên một đường thẳng từ điểm O đến điểm M cách O một đoạn d. Biết tần số , bước sóng  và biên độ a của sóng không đổi trong quá trình sóng truyền. Nếu phương trình dao động của phần tử vật chất tại điểm M có dạng  thì phương trình dao động của phần tử vật chất tại O là
A. .                          B. .
C. .                            D. .
Câu 5. Một sóng lan truyền trong một môi trường với tốc độ là 200 m/s và bước sóng bằng 4 m. Chu kỳ dao động của sóng là
A. .                     B. .                       
C. .                      D.
Câu 6. Một sóng cơ lan truyền với tốc độ 500 m/s. Hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động lệch pha  cách nhau 1,54 m thì tần số của sóng đó là
A. .                       B. .                     
C. .                     D. .
Câu 7. Một người quan sát thấy một cánh hoa trên hồ nước nhô lên 10 lần trong khoảng thời gian 36 (s). Khoảng cách giữa hai đinh sóng kế tiếp là 12 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt hồ là
A. .                       B. .                   
C. .                       D. .
Câu 8. Sóng truyền với tốc độ 5 m/s giữa hai điểm O và M nằm trên củng một phương truyền sóng. Biết phương trình sóng tại O là  và tại M là: . Xác định chiều truyền sóng và khoảng cách OM?
A. từ O đến .                      B. từ O đến .
C. từ M đến .                        D. từ M đến .
Câu 9. Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình  20x) , trong đó x là toạ độ được tính bằng mét, t là thời gian được tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng có giá trị là
A. .                   .                   
C. .                   D. .
Câu 10. Người ta gây một dao động ở đầu O một dây cao su căng thẳng tạo nên một dao động theo phương vuông góc với vị trí bình thường của dây, với biên độ là 3 cm và chu kỳ là 1,8 (s). Sau 3 giây chuyển động truyền được 15 m dọc theo dây. Bước sóng của sóng truyền trên dây là
.                           B. .                       
C. .                        D. .
4. Tài liệu tham khảo

5. Hướng dẫn sử dụng bài giảng
Giải nén file baigiang_sp1.zip
Chọn tệp tin: story_html5.html
 
Thông tin bài học
Đây là bài học được thiết kế để phát triển năng lực tự học của HS. Trong bài học thiết kế nhiều hoạt động và yêu cầu HS thực hiện đúng trình tự các hoạt động thì mới hiểu bài. Có những hoạt động GV thuyết trình nhưng cũng có những hoạt động HS phải tự xem video để lĩnh hội kiến thức. Kết thúc bài học, học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá lại quá trình học của mình.
Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 12
Môn học:
Vật lí
Xem:
920
Tải về:
Thông tin tác giả
Đậu Nam Thành
Họ và tên:
Đậu Nam Thành
Đơn vị công tác:
Trường THPT Đào Duy Từ
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây