Học trực tuyến

Dẫn nhiệt

  •   Xem: 660
  •   Thảo luận: 0
Trường: THCS ĐẠI TRẠCH             
Tổ: Toán Lý                      
        Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thủy                    

TÊN BÀI DẠY:  DẪN NHIỆT
Môn: Vật Lý 8
          I. MỤC TIÊU:
          1. Kiến thức:
          - Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt.
          - So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí
          - Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí.
          2. Kỹ năng:
          - Rèn kĩ năng phân tích, quan sát các hiện tượng Vật lý và thí nghiệm.
          - Sử dụng đúng thuật ngữ như: nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt...
          3. Thái độ:
          - Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.
          - Có sự tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
          - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức
            vào giải thích một số hiện t­ư­ợng trong thực tế.
          II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
          1. Chuẩn bị của giáo viên:
          - Kế hoạch bài học.
          - Học liệu: Đồ dùng dạy học:
          + 1 đèn cồn có  gắn các đinh a, b, c, d, e bằng sáp như hình 22.1. Lưu ý các đinh có kích thước như nhau, nếu sử dụng nến để gắn các đinh  lưu ý nhỏ nến đều để gắn các đinh.
          + Bộ thí nghiệm hình 22.2. Lưu ý gắn các đinh ở 3 thanh khoảng cách như nhau
          + 1 giá đựng ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 2 ống nghiệm:
          + ống 1 có sáp (nến) ở đáy ống có thể hơ qua lửa lúc ban đầu để nến gắn xuống đáy ống nghiệm không bị nổi lên, đựng nước
          + ống 2: Trên nút ống nghiệm bằng cao su hoặc nút bấc có1 que.
          + 1 khay đựng khăn ướt.
          2. Chuẩn bị của học sinh:
          - Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
          III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
          1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động - Dạy học nghiên cứu tình huống.
- Dạy học hợp tác.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
….
B. Hoạt động hình thành kiến thức - Dạy học theo nhóm.
- Dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kỹ thuật “bàn tay nặn bột”
C. Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
 
D. Hoạt động vận dụng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Kĩ thuật học tập hợp tác.
 
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi
……
          2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
Hoạt  động của giáo viên và học sinh Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (8 phút)
1. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
2. Phương pháp thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động:
HS nhớ lại một số kiến thức, tìm hiểu thêm một số kiến thức còn lại về truyền nhiệt.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Không thực hiện công lên một vật nhưng có thể làm cho nhiệt năng của vật tăng lên bằng cách nào?
- Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh:  lên bảng trả lời.
- Giáo viên: theo dõi uốn nắn khi cần thiết.
- Dự kiến sản phẩm: cách truyền nhiệt.
*Báo cáo kết quả: Không thực hiện công lên một vật nhưng có thể làm cho nhiệt năng của vật tăng lên bằng cách truyền nhiệt.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. GV: Khi ta đổ nước sôi vào một cốc nhôm và một cốc bằng sứ, em sờ tay vào cảm thấy cốc nào nóng hơn và tại sao?
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nội dung kiến thức trả lời câu hỏi này.






















(GV ghi bảng động)

 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt (10 phút)
1. Mục tiêu:
Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu, tiến hành và quan sát thí nghiệm.
- Hoạt động chung cả lớp. Nghiên cứu tài liệu, theo dõi thí nghiệm.
3. Sản phẩm hoạt động:
- Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm:
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu nêu:
+ Đọc mục TN SGK, nêu tên dụng cụ, các bước tiến hành TN.
- Học sinh tiếp nhận:
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:
+ Đọc mục TN SGK, nêu tên dụng cụ, các bước tiến hành TN.
+ Thảo luận tiến hành TN.
- Giáo viên:
+ Giới thiệu lại dụng cụ TN, các bước tiến hành thí nghiệm.
+ Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi trả lời C1, C2, C3.
- Dự kiến sản phẩm: C1, C2, C3. Kết luận.
*Báo cáo kết quả: C1, C2, C3.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
I. Sự dẫn nhiệt























1.Thí nghiệm: (SGK)



2.Trả lời câu hỏi:
         C1, 2, 3 (SGK).


3. Kết luận:
    Sự truyền nhiệt năng như trong TN gọi là sự dẫn nhiệt.
Họat động 2: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt của các chất  (20 phút)
1. Mục tiêu:
So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu - BTNB.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động:
- Phiếu học tập cá nhân: so sánh được tính dẫn nhiệt của các chất.
- Phiếu học tập của nhóm:
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu nêu yêu cầu:
+ Tại sao nồi xoong thường làm bằng kim loại, áo có lớp phao thì ấm hơn áo bình thường? Có phải chất rắn dẫn nhiệt tốt nhất còn chất khí dẫn nhiệt kém nhất hay không?
+ Đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán hoặc câu trả lời của em.
- Học sinh tiếp nhận:
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh:
+ Trong các chất rắn, lỏng, khí, chất nào dẫn nhiệt tốt nhất, kém nhất?
+ So sánh tính dẫn nhiệt của các chất. Làm TN chứng minh.
- Giáo viên: điều khiển HS tìm ra cách làm thí nghệm chứng minh.
- Dự kiến sản phẩm: Chất rắn dẫn nhiệt tốt nhất, chất khí dẫn nhiệt kém nhất.
*Báo cáo kết quả: Chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn chất lỏng, chất lỏng dẫn nhiệt tốt hơn chất khí.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
II. Tính dẫn nhiệt của các chất



















1.TN 1:
            (H22.2 – SGK)
* Nhận xét: Trong sự truyền nhiệt của chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
2.TN 2:
             (H22.3 – SGK)
* Nhận xét:
      Chất lỏng dẫn nhiệt kém hơn chất rắn.
3.TN3:
 ( H22.4 SGK)
* Nhận xét:
         Chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
1. Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động:
- Phiếu học tập cá nhân: C9, 10, 11 phần vận dụng.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu nêu: HS đọc phần ghi nhớ.
Nhiệt năng được truyền như thế nào, bằng hình thức nào?
Nêu tính dẫn nhiệt của các chất R, L, K.    
Tổ chức HS trả lời cá nhân các câu 9, 10, 11 phần vận dụng.
- Học sinh tiếp nhận: lần lượt thực hiện các nhiệm vụ.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu ND bài học để trả lời.
- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận cặp đôi.
- Dự kiến sản phẩm: C9: Không.
C10: Để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt.
C11: Để giảm khả năng hấp thụ tia nhiệt.
*Báo cáo kết quả: Bảng nội dung.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
III. Vận dụng















* Ghi nhớ/SGK.






C9: Không.
C10: Để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt.
C11: Để giảm khả năng hấp thụ tia nhiệt.




 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút)
1.Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
2. Phương pháp thực hiện:
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu nêu:
+ Đọc mục có thể em chưa biết.
+ Làm các BT 22.1 – 22.5/SBT.
- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.
- Giáo viên:        
- Dự kiến sản phẩm:
*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT













BTVN: 22.1 – 22.5 /SBT.
          IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................                                                                          
 
Thông tin bài học
Bài giảng Dẫn Nhiệt môn vật lý lớp 8
Dẫn nhiệt
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 8
Môn học:
Vật lí
Xem:
660
Tải về:
Thông tin tác giả
Nguyễn Thị Thủy
Họ và tên:
Nguyễn Thị Thủy
Đơn vị công tác:
Trường THCS Đại Trạch
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây