Học trực tuyến

Thông tin và dữ liệu

  •   Xem: 160
  •   Thảo luận: 0
Trường: THCS Phan Chu Trinh                                                 Họ và tên giáo viên
Tổ: Toán – Lí – Tin                                                                     Nguyễn Thị Na
TÊN BÀI DẠY: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Môn: Tin Học - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤc tiêu:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
 - Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
- Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.
- Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.
2. Năng lực hình thành:
a. Năng lực tin học:
Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông:
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:
+ Phân biệt được thông tin và vật mang thông tin
+ Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
b. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực tự học và tự chủ
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá.
- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
II.Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học
- Phần mềm Ispring suite 9
- Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy MindMaster
2. Học liệu
- Sách giáo khoa tin học 6 (Kết nối tri thức)
- Sách giáo viên tin học 6 (Kết nối tri thức)
- Hình ảnh tìm qua google với giấy phép Creative Commons
- Video qua youtube: Cùng loại giấy phép Creative Commons
3. Thiết bị dạy và học:
- hệ thống Web, LMS, zalo, Zoom, Google meet
- Giáo viên: Bảng tương tác, máy tính, điện thoại, máy chiếu, loa
- Học sinh: Điện thoại. Lap top..
III. Tiến trình dạy học E- LEARNING
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ/ mở đầu
Đề mục Nội dung hoạt động Hoạt động của học sinh
Khởi động a. Mục tiêu hoạt động :
- Biết được và thu nhn được các thông tin trong cuc sng hng ngày xung quanh em.
b. Nội dung: GV yêu cầu hs nêu ví dụ trong cuộc sống hằng ngày mà em thấy, nghe, nhìn được.
c. Sản phẩm: Thu nhận được các thông tin trong cuộc sống hằng ngày xung quanh em

d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
GV gợi động cơ tìm hiểu về thông tin và tin học thông qua mục ví dụ.
- Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân hs thực hiện.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
 
- Xem tương tác với bài giảng E- Learning
- Trả lời câu hỏi, lắng nghe ghi chép
 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1
Đề mục Nội dung hoạt động Hoạt động của học sinh
1. Thông tin và dữ liệu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động để dần dần hình dung được khái niệm, nhận biết được các đặc điểm về dữ liệu và thông tin
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin ở hoạt động 1 và yêu cầu thảo luận trả lời câu hỏi
Hãy đọc đoạn văn sau và cho biết: Bạn minh đã thấy những gì và biết được điều gì để quyết định nhanh chóng qua đường?
“Trên đường từ nhà đến trường, Minh phải đi qua...chuyển sang màu đỏ”.
Em thấy được gì trên tấm bảng của trung tâm du lịch
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi của giáo viên
+ GV nhận xét và bổ sung câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi học sinh báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
 
- Xem tương tác với bài giảng E- Learning
- Trả lời câu hỏi, lắng nghe ghi chép
1. Thông tin và dữ liệu
Thấy gì Biết gì
- Đường phố đông người, nhiều xe. - Có nguy cơ mất an toàn giao thông
-> Phải chú ý quan sát.
- Đèn giao thông dành cho người đi bộ đổi sang màu xanh. - Có thể qua đường an toàn
- Các xe di chuyển chiều đèn đỏ dừng lại -> Quyết định qua đường nhanh chóng.
Đảo cò
Xuồng máy
40.000đ
35 phút
Giá vé đi ra đảo cò là 40.000 đồng và hành trình mất 35 phút  bằng xuồng máy
3. Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 2
Đề mục Nội dung hoạt động Hoạt động của học sinh
1. Thông tin và dữ liệu
 
a. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk HS nắm được khái niệm và mối quan hệ của thông tin và dữ liệu.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu một HS đướng dậy đọc thông tin trong sgk.
- GV yếu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Từ hoạt động 1, em hãy đưa ra khái niệm về dữ liệu, thông tin và vật mang tin theo cách em hiểu?
+ Theo em, thông tin và dữ liệu có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
+ Theo em, tiếng trống trường ba hồi chín tiếng là dữ liệu hay thông tin? Hãy giải thích rõ?
- GV yêu câu HS trả lời câu hỏi 1, 2 trang 6 sgk?


+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.


Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- Xem tương tác với bài giảng E- Learning
- Trả lời câu hỏi, lắng nghe ghi chép
1. Thông tin và dữ liệu
a. Các khái niệm
- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
- Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.
- Vật mang tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin, ví dụ như giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ...
b. Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu:
+ Thông tin và dữ liệu cùng đem lại hiểu biết cho con người nên đôi khi được dùng thay thế cho nhau.
+ Dữ liệu gồm những văn bản, con số, hình ảnh, âm thanh... là nguồn gốc của thông tin.
- Phân tích tiếng trống trường
+ TH1: Tiếng trồng trường 3 hồi 9 tiếng là thông tin nếu đặt trong bối cảnh ngày khai trường.
+ TH2: Tiếng trống trường 3 hồi 9 tiếng được ghi lại trong một tệp âm thanh thì thẻ nhớ chưa tệp âm thành đó là vật mang tin và âm thanh là dữ liệu.
Trả lời:
Câu 1: 1 – b, 2 – a, 3 – c
Câu 2:
16:00 0123456789 Dữ liệu
Hãy gọi cho tôi lúc 16:00 theo số điện thoại 0123456789 Thông tin
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
 
4. Hoạt động 4: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 3
Đề mục Nội dung hoạt động Hoạt động của học sinh
2. Tầm quan trọng của thông tin a. Mục tiêu:
- Biết thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người và các hoạt động đều cần đến thông tin
- Biết lựa chọn thông tin đúng giúp ích cho con người
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập:
- Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người và các hoạt động đều cần đến thông tin
- Lựa chọn thông tin đúng giúp ích cho con người
d. Tổ chức thực hiện:
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu một HS đướng dậy đọc thông tin trong sgk.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Theo em, thông tin mang lại những gì cho con người? Nêu ví dụ?
+ Thông tin giúp con người điều gì? Nêu ví dụ?


HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
 
- Xem tương tác với bài giảng E- Learning
- Trả lời câu hỏi, lắng nghe ghi chép
2. Tầm quan trọng của thông tin
- Thông tin đem lại hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin.
Hoạt động 2: Hs tiến hành thảo luận đưa ra một sơ đồ tư duy mô tả kế hoạch đi dã ngoại theo địa điểm tùy chọn của từng nhóm.
  • Chúng ta sẽ tổ chức buổi dã ngoại ở đâu?
  • Chúng ta sẽ có bao nhiêu người tham gia được buổi dã ngoại?
  • Thời gian dự kiến tổ chức buổi dã ngoại là khi nào? Thời tiết hôm đó như thế nào?
  • Chúng ta cần chuẩn bị đồ dùng cá nhân gì cho buổi dã ngoại (quần áo như thế nào, mang theo những vật dụng cá nhân gì,…)?
  • Chúng ta sẽ di chuyển bằng phương tiện gì để đến được điểm dã ngoại?
  • Chúng ta sẽ chuẩn bị đồ ăn gì cho buổi hôm đó?
  • Chúng ta sẽ tổ chức những trò chơi gì để buổi dã ngoại thêm sôi động?
Thời gian kết thúc buổi dã ngoại sẽ vào khoảng mấy giờ?
 

5. Hoạt động 5: Luyện tập
Đề mục Nội dung hoạt động Hoạt động của học sinh
Luyện tập a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài thông tin và dữ liệu vào làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d.Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, nhóm báo cáo, đánh giá và nhận xét.
- GV yêu cầu HS thực hiện BT luyện tập trang 7 sgk
Bảng 1.1 cho biết lượng mưa trung bình hàng tháng (theo đơn vị mm) của hai năm 2017, 2018 ở một số địa phương (Theo tổng cục thống kê).
Em hãy xem bảng 1.1 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Các con số trong bảng là thông tin hay dữ liệu
2. Phát biểu “Tháng 6, Đà Nẵng ít mưa nhất so với các thành phố Hà Nội, Huế, Vũng Tàu” là thông tin hay dữ liệu?
3. Trả lời câu hỏi: “Huế ít mưa nhất vào tháng nào trong năm?”. Câu trả lời là thông tin hay dữ liệu?
4. Câu trả lời cho câu hỏi c) có ảnh hưởng đến việc lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch không?



HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
1. Các con số trong bảng đã cho là dữ liệu
2. Phát biểu đó là thông tin
3. Câu trả lời này là thông tin
4. Câu trả lời trong câu c có ảnh hưởng đến lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch. Nếu người đi du lịch muốn đến tham quan Huế thì tháng Ba là một lựa chọn tốt về thời gian vì họ sẽ tránh được những cơn mưa.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức
 
- Xem tương tác với bài giảng E- Learning
- Trả lời câu hỏi, lắng nghe ghi chép
 
6. Hoạt động 6: Vận dụng
Đề mục Nội dung hoạt động Hoạt động của học sinh
Vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm:  Câu trả lời của HS
Câu 1. Lấy ví dụ về vai trò của thông tin
1. a) Thông tin thời tiết giúp em lựa chọn tốt trong trang phục. Trước một buổi tham quan, hoặc chỉ đơn giản là trước khi đi học, thông tin thời tiết giúp HS chuẩn bị trang phục phù hợp. Chẳng hạn, vào những ngày nhiệt độ chênh lệch lớn, trời lạnh vào buổi sáng, nắng nóng vào buổi trưa thì khi đi học em cần mặc áo sơ mi bên trong áo khoác để khi nóng, bỏ bớt áo khoác ngoài, em vẫn có trang phục phù hợp.
1b) Hiểu biết về luật giao thông đường bộ, để ý quan sát các đèn tín hiệu, biển báo giao thông, vạch kẻ đường sẽ giúp em đi trên đường phố tự tin hơn, an toàn hơn, nhất là tại những nút giao thông.
Câu 2. Lấy ví dụ về vật mang tin trong học tập: Sách, vở, bảng,... là những vật mang tin.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trang 7 sách kết nối tri thức.

Câu 1. Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:
  1. Có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn
  2. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Câu 2. Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em.
- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi:
GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
 
- Xem tương tác với bài giảng E- Learning
- Trả lời câu hỏi, lắng nghe ghi chép
 


 
Thông tin bài học
- Nhận biết sự khác nhau giữa thông tin, dữ liệu và vật mang tin.- Nhận biết được tầm quan trọng của thông tin.
Thông tin và dữ liệu
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 6
Môn học:
Tin học
Xem:
1.035
Tải về:
Thông tin tác giả
Nguyễn Thị Na
Họ và tên:
Nguyễn Thị Na
Đơn vị công tác:
THCS Phan Chu Trinh
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây